Thứ năm, 23/03/2023, 23:50

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Góc nhìn doanh nghiệp - doanh nhân Văn bản mới

Bộ Công thương hướng dẫn phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp trong phòng vệ thương mại

DNTH: Kể từ khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) có hiệu lực, đã tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP lên tới 26.200 tỉ USD (tương đương 30% GDP toàn cầu). RCEP sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ.
Ảnh chụp Màn hình 2022-04-03 lúc 12.57.56
Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand ký vào ngày 15/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang các nước RCEP đạt 132,32 tỉ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu 238,5 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2020. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam sẽ là nước có mức tăng trưởng thương mại và thu nhập cao nhất trong số các thành viên của Hiệp định. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như nhập siêu từ khối này còn lớn (đặc biệt là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN), khả năng hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật khác.

Cho đến nay, Việt Nam đã chịu 93 biện pháp phòng vệ thương mại do các thành viên RCEP điều tra, tác động đến các ngành hàng như thép, sợi, gỗ... ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại đối với các nước RCEP, chủ yếu trong các ngành kim loại, sợi, chất tạo ngọt...

Quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

Để triển khai các quy định này, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi của Hiệp định cũng như chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP.

Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp

Theo Thông tư, cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước thành viên bị điều tra về việc nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá ít nhất 07 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước thành viên bị điều tra về việc nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp ít nhất 20 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Khi có yêu cầu từ Chính phủ nước thành viên liên quan, cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp bản không bảo mậthồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp.

Về phương pháp tính toán biên độ bán phá giá: khi tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ, dù có kết quả dương hay âm, vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Quy định này không hạn chế quyền của cơ quan điều tra trong việc tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP…

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 8/5/2022.

Hoàng Linh

Cùng chuyên mục

Quy định mới về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Quy định mới về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 03/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Công nhận huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đạt chuẩn Nông thôn mới

Công nhận huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đạt chuẩn Nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 1688/QĐ-TTg ngày 9/10/2021 công nhận huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020.
Người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng được các điều kiện nào?

Người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng được...

DNTH: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định số 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
Rà soát, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Rà soát, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của...

DNTH: Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 7705/VPCP-PL ngày 16/11/2022 về việc rà soát, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các Nghị quyết của Quốc hội

Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết các Nghị quyết...

DNTH: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 2218/QĐ-TTg ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 2.
Bổ sung, sửa đổi một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng

Bổ sung, sửa đổi một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính,...

DNTH: Ngày 20/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 40/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục...

DNTH: Ngày 27/1/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã ký Quyết định số 18/QĐ - BCĐCTMTQG ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.
Ngân sách năm 2022: Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm

Ngân sách năm 2022: Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong...

DNTH: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 2047/QĐ-TTg giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.