Thứ năm, 28/09/2023, 15:44

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nhịp sống doanh nghiệp Sống khỏe

BV Đại học Y Hà Nội áp dụng kỹ thuật cao giúp nối thành công chi dập nát cho bệnh nhi nhỏ tuổi

DNTH: Nhờ áp dụng các kỹ thuật cao, các bác sĩ BV Đại học Y Hà Nội vừa thực hiện phẫu thuật nối ngón tay bị đứt rời cho 2 bệnh nhân trong cuối tuần vừa qua, trong đó có 1 bệnh nhi 9 tuổi.

Thông tin từ BV Đại học Y Hà Nội, bệnh viện vừa thành công nối chi cho 2 bệnh nhân bị dập nát, đứt rời chi vào cuối tuần qua nhờ áp dụng các kỹ thuật cao cùng sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện.

Theo BS Hoàng Hồng, kỹ thuật viên chính phụ trách cho cả 2 ca phẫu thuật thì đây đều là 2 ca khó, mức độ tổn thương nặng. 

đó, bệnh nhân đầu tiên là bé H.G.B, 9 tuổi, ở Thanh Hóa, bị tai nạn vì cho tay vào lồng máy giặt cửa đứng lúc máy đang chạy lúc khoảng 11h ngày 06/5. Sau tai nạn, bệnh nhân được sơ cứu ở bệnh viện huyện, rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh, sau đó chuyển ra Hà Nội.

Ở Bệnh viện Đại học Y, ngày 7/5 bệnh nhân được chẩn đoán: Vết thương đứt rời hoàn toàn mạch máu, thần kinh tại vị trí nền đốt 1 bàn ngón II tay phải, gẫy xương nền đốt 1 ngón II tay phải. Các bác sĩ đã xử lý ngay bằng thủ thuật xuyên kim Kirschner, cố định đốt ngón 1 vào xương bàn ngón II tay phải. Sau đó, đã thực hiện nối vi phẫu dưới kính hiển vi động mạch riêng ngón II bên trụ, thần kinh riêng ngón II bên quay và tĩnh mạch mu tay ngón II bàn tay phải bằng chỉ beer 10-0.

phẫu thuật nối chi
Tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tiên lượng tốt. Ảnh: BVCC

Đây là một ca phẫu thuật khó, vì thời gian từ khi tổn thương tới khi phẫu thuật kéo dài (10 tiếng đồng hồ), bệnh nhân bị tổn thương mạch đứt rời ngón phức tạp, dạng tổn thương dập nát, xoắn vặn; trong khi mạch máu nuôi ngón trỏ rất nhỏ, ở trẻ em còn nhỏ hơn, nên rất khó khăn cho các bác sĩ trong thao tác tìm động mạch nuôi, động mạch nhận, tĩnh mạch… Đến nay, sau 2 ngày được phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, ngón II tay phải hồng, ấm, có phản hồi mao mạch, tuy nhiên do tổn thương đụng dập nặng, cần theo dõi thêm.

Cũng trong ngày 7/5, các bác sĩ Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã phẫu thuật một ca khó nữa: nối trồng ngón tay và ngón chân bị đứt rời cho một bệnh nhân khác. Được biết bệnh nhân này cũng đến từ Thanh Hóa.

Bệnh nhân N. G. T, 22 tuổi, vào khoảng 23h ngày 06/5 do có xích mích với người khác, bị chém nhiều nhát vào người. Sau tai nạn, bệnh nhân cũng được sơ cứu tại bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh và chuyển ra bệnh viện Đại học Y.

Tại bệnh viện Đại học Y, bệnh nhân được chẩn đoán đa vết thương: Vết thương bàn tay phải đứt rời ngón I. Vết thương bàn tay trái có đứt hoàn toàn thần kinh giữa, gãy hở xương mác phải. Vết thương bàn chân phải đứt gân duỗi ngón I, II, III, đứt gần rời ngón V. Vết thương lóc da gối phải. Vết thương khuyết da cẳng chân phải. Vết thương cẳng chân trái đứt chày trước. Vết thương lưng trái.

Các bác sĩ đã thực hiện ca mổ để tiến hành nối vi phẫu trồng ngón I tay phải: Găm kim Kischner qua đốt gần và xương đốt bàn ngón I tay phải; khâu nối gân duỗi; nối vi phẫu 2 động mạch, 2 tĩnh mạch và hai thần kinh riêng ngón I tay phải.

Sau đó bệnh nhân được phẫu thuật cố định xương mác phải; nối gân duỗi ngón I, II, III chân phải; cố định, bảo tốn ngón V chân phải; cắt lọc, xử lý vết thương phần mềm gối phải, vết thương phần mềm cẳng chân 2 bên, vết thương phần mềm lưng trái; Cắt lọc, găm kim xương đốt bàn IV, đốt gần ngón V; nối gân duỗi ngón IV, V, gân gấp nông, sâu ngón II-IV, gấp sâu ngón V; Nối thần kinh giữa, cung động mạch gan tay nông bàn tay trái.

Bệnh nhân bị đa vết thương, với những tổn thương phức tạp, cần phải phục hồi động mạch, tĩnh mạch nhỏ. Bệnh nhân mất máu nhiều, đã được truyền 2 lít hồng cầu khối. Hiện tại, bệnh nhân đã có những dấu hiệu phục hồi. Ngón I tay phải hồng, ấm.

Cũng theo BS. Hồng điều quan trọng nhất khi gặp các cấp cứu đứt mạch máu, thần kinh, đứt rời hoàn toàn hay bán phần chi thể người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế có khoa Phẫu thuật tạo hình thầm mỹ để được chữa trị sớm nhất.

Mục tiêu là sớm phục hồi tái thông mạch máu nuôi dưỡng, phục hồi thần kinh, bảo tồn tối đa trồng lại chi thể đứt rời nếu có chỉ định.

Nguyên Đỗ

Cùng chuyên mục

Thống nhất triển khai ứng dụng phòng, chống dịch Covid - 19

Thống nhất triển khai ứng dụng phòng, chống dịch Covid - 19

DNTH: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch C - 19, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an đã thống nhất ứng dụng PC - Covid do Ban Chi đạo Quốc gia chỉ đạo xây dựng, là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch Covid - 19.
Vinamilk tiếp tục chương trình hỗ trợ kinh phí mổ tim cho trẻ em nghèo trong năm 2021

Vinamilk tiếp tục chương trình hỗ trợ kinh phí mổ tim cho trẻ em nghèo...

DNTH: Vào tháng 4 vừa qua, Vinamilk đã tiếp tục đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với việc tài trợ nguồn kinh phí 500 triệu đồng để thực hiện các ca mổ tim cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Đây là hoạt động Vinamilk thực hiện từ năm 1995, với hơn 1.200 trường hợp được hỗ trợ kinh phí để phẫu thuật tim và mắt.
Hàng ngàn người đi hiến máu an toàn dịp giãn cách

Hàng ngàn người đi hiến máu an toàn dịp giãn cách

DNTH: Trước tình trạng lượng máu dự trữ tại các bệnh viện phục vụ cho cấp cứu đang thiếu hụt, nhiều người dân Thủ đô không quản ngại khó khăn trong việc đi lại khi đang giãn cách xã hội, tình nguyện tham gia hiến máu cứu người.
Trưa 15/8: Hà Nội có 7 ca mắc Covid - 19 trong cộng đồng

Trưa 15/8: Hà Nội có 7 ca mắc Covid - 19 trong cộng đồng

DNTH: Theo Sở Y tế, từ 6h đến 12h ngày 15/8, thành phố ghi nhận 27 ca mắc Covid - 19, trong đó có 7 ca tại cộng đồng, 20 ca ghi nhận tại khu cách ly.
Việt Nam sẽ nhận hơn 16 triệu liều vaccine trong tháng 8 và 9

Việt Nam sẽ nhận hơn 16 triệu liều vaccine trong tháng 8 và 9

DNTH: Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến ngày 25/8, Việt Nam đã tiêm chủng hơn 17,6 triệu liều vaccine Covid-19 và dự kiến sẽ nhận hơn 16 triệu liều vaccine trong tháng 8 và 9.
Cần Thơ: 1 tuần thêm gần 7.000 ca mắc mới; 8.289 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà

Cần Thơ: 1 tuần thêm gần 7.000 ca mắc mới; 8.289 F0 đang cách ly, điều...

DNTH: Sở Y tế Cần Thơ cho biết, ngày 27/11, địa phương này đã ghi nhận thêm 835 ca mắc mới; nâng tổng số ca mắc ghi nhận trên địa bàn thành phố (tính từ 8/7/2021 đến nay) là 23.233 trường hợp.
Công điện của Bộ Y tế: Tăng cường giám sát kiểm dịch y tế ở khu vực biên giới

Công điện của Bộ Y tế: Tăng cường giám sát kiểm dịch y tế ở khu...

DNTH: Tăng cường công tác giám sát phòng, chống dịch, kiểm dịch y tế ở khu vực biên giới. Thực hiện nghiêm việc tổ chức quản lý người nhập cảnh theo quy định, điều trị kịp thời, thực hiện giải trình tự gen nhằm phát hiện kịp thời biến chủng mới của virus... là nội dung trong Công điện của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid - 19 dịp tết Dương lịch 2022.
16 loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép

16 loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép

DNTH: Bộ Y tế đã liên tiếp có 3 công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành thông báo danh sách cập nhật các sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được cấp số đăng ký, giấy phép nhập khẩu kèm thông tin hiệu năng và khả năng cung ứng và giá bán do đơn vị cung ứng công bố.