Thứ năm, 23/03/2023, 23:40

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tạp chí in Đọc báo - Doanh nghiệp & Thương hiệu

Coco Shop: “Ẩn mình” dưới vỏ bọc hàng xách tay để kiếm lời bất chính?

Hàng loạt sản phẩm được giới thiệu là hàng nhập khẩu nhưng lại không hề được dán tem nhãn phụ, nhưng vẫn được bày bán xen kẽ cùng với hàng chính hãng. Phải chăng, CoCo Shop đang “bẫy” người tiêu dùng?

Tạp chí Hàng Hóa và Thương Hiệu HN nhận được nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Coco Shop trên địa bàn Hà Nội bán hàng nhập khẩu, xách tay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vào vai người muốn mua mỹ phẩm, PV tới cửa hàng số 136 Cầu Giấy thuộc Hệ thống siêu thị Coco Shop. Ghi nhận thực tế, PV nhận thấy tại đây có rất nhiều sản phẩm có chữ nước ngoài, nhưng không hề được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật, từ dầu gội đầu, phấn phủ , tẩy da chết... Những sản phẩm này được trưng bày trên kệ bán hàng, xen kẽ với những sản phẩm chính hãng khác được dán tem nhãn đầy đủ.

Nhiều khách hàng vào xem và mua hàng tại Coco Shop 136 Xuân Thuỷ.

Tại cửa hàng, nhân viên liên tục chăm sóc khách vào mua hàng và giới thiệu các sản phẩm mỹ phẩm của Coco Shop đều được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín quốc tế.

Cầm trên tay hộp phấn Missha, nữ nhân viên giới thiệu sản phẩm được nhập khẩu từ Hàn Quốc, giá gần 200.000 VNĐ. Và đương nhiên trên hộp phấn này cũng không hề có tem nhãn bằng tiếng Việt.

Nhiều sản phẩm bày bán tại Coco Shop không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Khi PV hỏi tại sao sản phẩm lại không có thông tin, nhãn mác bằng tiếng Việt, nhân viên này cho biết đây là những sản phẩm xách tay từ nước ngoài nên cứ yên tâm về chất lượng.

Cầm trên tay những sản phẩm không có chút thông tin bằng tiếng Việt, chẳng khác nào đánh đố người tiêu dùng. Nhiều khách hàng tỏ vẻ lúng túng, lo ngại về nguồn gốc xuất xứ “trôi nổi”, hàng Trung Quốc giả mạo, “lỡ” mua về rồi cũng không dám sử dụng.

Câu hỏi đặt ra là liệu khách hàng có thật sự biết được loại nào trong số mỹ phẩm "hàng xách tay" từ các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc... phù hợp với mình khi mà các sản phẩm hoàn toàn không có thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách dùng và cảnh báo?

Trong khi cơ quan chức năng liên tục bắt quả tang các cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả, ngăn chặn nhiều lô hàng mỹ phẩm nhập lậu, dư luận không khỏi hoài nghi về sản phẩm không nhãn phụ như ở CocoShop. Liệu đây có thật sự là "hàng xách tay" như lời giới thiệu?

Theo Nghị định số 89/2006/NĐ–CP về nhãn hàng hóa và Nghị định 43/2017/NĐ-CP nêu rõ: “Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc."

Việc sản phẩm nhập khẩu buộc phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt trong luật đã quy định rõ. Mục đích nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu. Trên nhãn phụ phải chứa đựng đầy đủ các thông tin hướng dẫn sử dụng, thành phần công thức đầy đủ, tên tổ chức sản xuất, nước sản xuất, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích; số lô sản xuất; ngày sản xuất... tuy nhiên rất nhiều sản phẩm bày bán trong Coco Shop không có ten nhãn phụ tiếng Việt.

Vì sao các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật nhưng Coco Shop vẫn thoải mái bày bán? Đề nghị Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm chỉnh các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh đến bạn đọc trong những bài biết tiếp theo.

Theo Hoàng Thắng – Việt Trinh

HHTH

Cùng chuyên mục

Afghanistan, cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ

Afghanistan, cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ

Chiến dịch quân sự của Mỹ tại Afghanistan đã kéo dài 16 năm và chưa có dấu hiệu kết thúc với quyết định tăng quân của Trump.
Người dân "đau đầu nhức óc" vì nạn call center, tin nhắn rác mời chào mua bất động sản

Người dân "đau đầu nhức óc" vì nạn call center, tin nhắn rác mời chào...

Không thể phủ nhận, môi giới BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng nhiều công ty núp bóng nghề môi giới hoạt động vô tội vạ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người làm việc chân chính.
Hưng Yên: Huyện Yên Mỹ tiêu gần trăm tỷ đồng cho việc xây, sửa trụ sở trong vài năm

Hưng Yên: Huyện Yên Mỹ tiêu gần trăm tỷ đồng cho việc xây, sửa trụ...

Huyện ủy Yên Mỹ đã chi gần 100 tỷ đồng tiền ngân sách chỉ để sửa chữa, cải tạo trụ sở, phòng làm việc, khuôn viên, hội trường, nhà ăn còn mới.
Nghệ An: Cán bộ địa chính tham mưu, chủ tịch xã "lỡ" ký vào hồ sơ

Nghệ An: Cán bộ địa chính tham mưu, chủ tịch xã "lỡ" ký vào hồ sơ

Sau khi phát hiện diện tích đất thực tế tăng lên, thay vì hướng dẫn người dân làm thủ tục, UBND xã Hoa Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) lại vẽ thêm đường quy hoạch, rồi ký giấy chuyển nhượng sai quy định.
Báo Mỹ : Xin chào Vinfast!

Báo Mỹ : Xin chào Vinfast!

Sự ra đời của công ty chế tạo xe hơi Việt Nam đầu tiên đánh dấu sự thay đổi lớn cho toàn bộ thị trường Đông Nam Á.
Thất thế trong nước, sữa bột Trung Quốc tìm cách xuất ngoại

Thất thế trong nước, sữa bột Trung Quốc tìm cách xuất ngoại

Nhiều hãng chuyển hướng sang sản xuất tại nước ngoài, rồi xuất ngược về, do niềm tin trong nước sụt giảm sau scandal nhiễm melamine năm 2008.
Vì sao Guam là cái gai khiến Triều Tiên đe dọa tấn công?

Vì sao Guam là cái gai khiến Triều Tiên đe dọa tấn công?

Đảo Guam là mục tiêu hàng đầu vì nằm trong tầm bắn nhiều loại tên lửa Triều Tiên, cũng là căn cứ chủ chốt của Mỹ tại Thái Bình Dương.
Số tháng 5/2022

Số tháng 5/2022

DNTH: Trân trọng gửi tới quý bạn đọc Tạp chí in số tháng 5 Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn.