Thứ năm, 28/09/2023, 14:40

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức và sự kiện Vấn Đề Sự Kiện

Công tác quản lý quỹ nhà chuyên dùng còn bất cập, lãng phí, cần phải chấn chỉnh, khắc phục

DNTH: Tiếp tục ngày làm việc thứ ba, kỳ họp thứ bảy, sáng 7/7, đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã chất vấn về những bất cập, hạn chế trong công tác khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố. Trong đó, nhiều đại biểu cho rằng, công tác quản lý quỹ nhà chuyên dùng còn bất cập, lãng phí, cần phải chấn chỉnh, khắc phục, tránh thất thoát ngân sách.
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Không sát sao, thiếu chặt chẽ…

Theo báo cáo bằng hình ảnh của Thường trực HĐND thành phố tại phiên chất vấn, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đang quản lý 803 địa điểm nhà chuyên dùng, nhưng việc theo dõi, ghi sổ địa điểm nhà, đất đã ký hợp đồng thuê nhà, địa điểm chưa ký hợp đồng không đầy đủ, không cập nhật kịp thời biến động.

Trong 803 nhà chuyên dùng, có 357 địa điểm vi phạm, điển hình như cho thuê lại, liên doanh liên kết, cải tạo lại, cơi nới, xây dựng thêm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Mặc dù quỹ nhà chuyên dùng đều có vị trí đẹp, song còn tới 66 điểm đang để trống, chưa được khai thác, sử dụng. Hiện nay, thành phố vẫn chưa ban hành giá mới cho thuê nhà chuyên dùng, mà sử dụng giá đã ban hành từ cuối năm 2012.

Trong khi đó, tại 199 tòa nhà chung cư tái định cư, tổng diện tích quỹ nhà kinh doanh dịch vụ tầng 1 thành phố đang quản lý là hơn 85 nghìn mét vuông. Trong số này, có gần 50 nghìn mét vuông diện tích kinh doanh dịch vụ đã cho thuê; hơn 35 nghìn mét vuông còn trống chưa bố trí thuê sử dụng, hoặc sử dụng trái phép, sai mục đích, chiếm tỷ lệ 41%. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 94 dự án phát triển nhà ở và đô thị có quỹ đất phải bàn giao thành phố, với 149 lô đất, tổng diện tích hơn 936 nghìn mét vuông.

Đặt câu hỏi chất vấn, các đại biểu Trịnh Xuân Quang (tổ đại biểu quận Thanh Xuân), Đàm Văn Huân (tổ đại biểu huyện Gia Lâm), Nguyễn Minh Đức (tổ đại biểu quận Hoàng Mai) nêu, những tồn tại, hạn chế, trách nhiệm của cơ quan nhà nước của thành phố và bao giờ vi phạm được xử lý? Hiện, số tiền nợ thuê nhà chuyên dùng khoảng 1.200 tỷ đồng, xu hướng tăng trong những năm gần đây, chưa thu hồi được, đề nghị Sở Tài chính cho biết nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị cũng như giải pháp, tiến độ thu hồi. Bên cạnh đó, quy chế sử dụng, đấu giá nhà chuyên dùng vẫn chưa được ban hành, đơn giá thuê nhà 10 năm chưa được thay đổi, lý do tại sao?

Đại biểu Trịnh Xuân Quang (tổ đại biểu quận Thanh Xuân) chất vấn.

Trả lời chất vấn, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đơn vị quản lý 803 điểm nhà chuyên dùng. Sau khi thực hiện thông báo của thành phố gia hạn hoạt động thuê nhà đến hết năm 2018 đã xảy ra một số vướng mắc. Trong đó, có vướng mắc từ việc thực hiện Luật Quản lý tài sản công.

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Dũng, 357 điểm vi phạm, hình thành qua quá trình sử dụng, qua nhiều đơn vị quản lý, nguyên nhân chủ yếu là qua sử dụng nhiều thời kỳ đã bố trí cho người vào ở, liên doanh liên kết, cho thuê lại sai mục đích, sử dụng sai mục đích… trong đó, một số đơn vị hành chính sự nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để nộp tiền thuê nhà.

“Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty 100% vốn nhà nước nợ tiền thuê nhà, chúng tôi đã báo cáo Sở Tài chính, Sở báo cáo UBND thành phố để làm rõ khoản tiền ngân sách bố trí kinh phí cho khoản này”, ông Nguyễn Tiến Dũng nói.

Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho biết, Sở được giao trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vấn đề về thu nợ. Trong quá trình phát sinh các khoản nợ, Sở đề nghị Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội phân loại và thu nợ. Thời gian tới, Sở sẽ cùng công ty phân loại sơ bộ, đôn đốc thực hiện. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương, Sở sẽ kiến nghị cơ quan chủ quản có biện pháp thu hồi; đối với tổ chức, cá nhân, sẽ phân loại, có biện pháp tuyên truyền, vận động. Việc này sẽ được tập trung làm rõ trong quý III-2022 để sớm có kế hoạch thu hồi; trường hợp cần thiết sẽ đề xuất thành phố thành lập ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện.

Đối với 300 quỹ nhà chuyên dùng chưa có phương án sắp xếp, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, chủ quản lý quỹ nhà có trách nhiệm kê khai. Với nội dung này, Sở đã tổng hợp và đề xuất Bộ Tài chính để sắp xếp phương án xử lý và tiếp tục phối hợp với các sở, ngành thành phố thực hiện.

Đề nghị rõ trách nhiệm, lộ trình và giải pháp xử lý

Tiếp tục tranh luận tại hội trường về vấn đề này, đại biểu Đoàn Việt Cường (tổ đại biểu huyện Đông Anh) nêu, còn 800 hợp đồng thuê nhà chuyên dùng từ lâu chưa được gia hạn nhưng vẫn đang sử dụng. Vậy, từ lúc hết hợp đồng đến nay, việc thu tiền những trường hợp này xác định thế nào? Các đại biểu cũng đề nghị Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội làm rõ biện pháp xử lý trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ đại biểu quận Thanh Xuân) đề nghị UBND thành phố xem xét lại công tác tổ chức, mô hình hoạt động của công ty quản lý nhà của thành phố, có đủ năng lực khai thác khối tài sản công rất lớn hay không?

Đại biểu Vũ Ngọc Anh (tổ đại biểu quận Bắc Từ Liêm). Ảnh: Viết Thành.

Trong khi đó, đại biểu Vũ Ngọc Anh (tổ đại biểu quận Bắc Từ Liêm) cho rằng, nội dung trả lời chất vấn chưa thỏa đáng, chưa chỉ rõ trách nhiệm. “Số tiền nợ 1.200 tỷ đồng kéo dài nhiều năm, nhưng phần trả lời của hai lãnh đạo đại diện cho hai cơ quan quản lý nhà nước không rõ trách nhiệm, lộ trình và giải pháp xử lý ”, đại biểu Vũ Ngọc Anh nói.

Chiều nay, 7/7, các đại biểu HĐND thành phố tiếp tục chất vấn và nghe trả lời chất vấn về những bất cập, hạn chế trong công tác khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố.

PV

Cùng chuyên mục

Khởi động Đổi mới lần hai

Khởi động Đổi mới lần hai

Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới đang trải qua những biến động khó lường: đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu mà còn làm thay đổi các lý thuyết kinh tế.
Thái Bình: Thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm tại kỳ họp thứ tư

Thái Bình: Thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề cử tri và Nhân dân quan...

DNTH: Sáng ngày 13/7, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Thái Bình, HĐND tỉnh tiếp tục phiên làm việc triển khai thảo luận, chất vẫn và trả lời chất vấn những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm; đồng thời thực hiện một số nội dung quan trọng khác.
Dòng xe cộ cuồn cuộn đội mưa rét ngày cận Tết Canh Tý 2020

Dòng xe cộ cuồn cuộn đội mưa rét ngày cận Tết Canh Tý 2020

Những này cuối cùng của năm Kỷ Hợi trên các tuyến phố của Thủ đô luôn trong tình trạng quá tải bởi lưu lượng phương tiện tham gia giao thông.
Vụ Asanzo bị tố hàng Trung Quốc: Bất cập quy định ghi nhãn hàng giết nghìn DN

Vụ Asanzo bị tố hàng Trung Quốc: Bất cập quy định ghi nhãn hàng giết...

Vụ Tập đoàn Asanzo của ông Phạm Văn Tam vướng nghi vấn hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, quy định bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa đã có từ hàng chục năm nay tuy nhiên việc không có hướng dẫn cụ thể, để doanh nghiệp (DN) tự thực hiện và chịu trách nhiệm gây ra nhiều bất cập.
Báo chí trước bài toán tự chủ

Báo chí trước bài toán tự chủ

Báo chí đang trong lộ trình triển khai Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, việc tự chủ trong báo chí không còn là xu hướng, mà đã trở thành kế hoạch cụ thể đặt ra khá nhiều thách thức cho mỗi tòa soạn.
'Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển': Thông điệp mạnh mẽ kêu gọi đầu tư

'Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển': Thông điệp mạnh mẽ...

Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đồng ý về chủ trương tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thời gian vào ngày 27/6/2020 nhằm đưa ra thông điệp mạnh mẽ thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

DNTH: Sáng ngày 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.
Việt Nam ngày càng nhận được nhiều lời ca ngợi của quốc tế

Việt Nam ngày càng nhận được nhiều lời ca ngợi của quốc tế

Không chỉ đối phó hiệu quả với dịch COVID-19, dù nguồn lực còn hạn chế, song Việt Nam đã thể hiện sự hào phóng đối với cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam đang ngày càng nhận được nhiều lời ca ngợi của quốc tế và nhận được niềm tin của các nhà lãnh đạo thế giới.