Thứ năm, 28/09/2023, 14:58

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Tài chính ngân hàng

Cuộc rượt đuổi thứ hạng gay cấn của các "ông lớn" ngân hàng

DNTH: Với việc chia cổ tức trong tháng 7, VietinBank và MB sẽ trở thành quán quân và á quân vốn điều lệ ngân hàng. Tuy nhiên, vị trí này sẽ khó duy trì lâu khi Vietcombank, BIDV, VPBank cũng đang có kế hoạch tăng vốn trong năm nay.

Bảng xếp hạng vốn điều lệ ngân hàng sắp chứng kiến những cuộc soán ngôi ngoạn mục và thay đổi liên tục.

Cuộc rượt đuổi thứ hạng gay cấn của các "ông lớn" ngân hàng

Nửa đầu năm 2021, top 10 vốn điều lệ ngân hàng cũng đã có một số xáo trộn. Cụ thể, ACB ngày 11/6 đã phát hành 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 25%, nâng vốn điều lệ lên hơn 27.000 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của ACB đã vượt VPBank để lọt vào top 7.

SHB cũng đã hoàn tất chia cổ phiếu đợt 1 trong thời gian qua, nâng vốn điều lệ lên 19.260 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của SHB chính thức vượt qua Sacombank (18.852 tỷ đồng).

Dự kiến trong thời gian tới, bảng xếp hạng vốn điều lệ sẽ còn nhiều thay đổi, đặc biệt là ở những vị trí dẫn đầu.

VietinBank ngày 8/7 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức, tỷ lệ hơn 29%. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng, vượt BIDV (hơn 40.200 tỷ) để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Tương tự, MB ngày 13/7 cũng sẽ chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%, nâng vốn điều lệ lên hơn 38.600 tỷ đồng. Với mức này, MB chính thức vượt lên trước Vietcombank (37.089 tỷ), Agribank (khoảng 34.000 tỷ) và Techcombank (hơn 35.000 tỷ) để trở thành á quân vốn điều lệ trong hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, vị trí quán quân và á quân của VietinBank và MB sẽ khó duy trì lâu khi những ngân hàng còn lại cũng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ.

Theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 thông qua, Vietcombank muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 50.400 tỷ đồng trong năm nay thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ.

Tương tự, BIDV đang có kế hoạch tăng vốn lên hơn 48.500 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng.

Bản thân VietinBank cũng mới chỉ đang tiến hành đợt tăng vốn thứ nhất. ĐHĐCĐ thường niên của VietinBank cách đây 2 tháng đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên hơn 54.000 tỷ. Sau khi chia cổ tức năm 2017-2019 bằng cổ phiếu, VietinBank dự kiến tiếp tục chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,6%.

Cuộc rượt đuổi thứ hạng gay cấn của các ông lớn ngân hàng - Ảnh 1.

Ngoài ra, một nhân tố có thể gây bất ngờ lớn là VPBank. Nhà băng này mới đây thông báo ngày 13/7 sẽ chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Hiện kế hoạch cụ thể về mức tăng và thời gian triển khai chưa được công bố. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng VPBank đang có nguồn lực rất dồi dào để thực hiện tăng vốn điều lệ.

Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT Vpbank cho biết, cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt hơn 52.700 tỷ đồng và có thể tăng đến 90.000 tỷ vào cuối năm 2021. Vốn chủ sở hữu của VPBank tăng mạnh nhờ việc bán 50% vốn tại FE Credit với giá trị thường vụ đạt 1,4 tỷ USD, lợi nhuận năm 2021 và hợp tác bảo hiểm. Với lượng vốn như vậy, năm 2022, vốn điều lệ của ngân hàng có thể tăng lên tối thiểu 75.000 tỷ đồng.

Mặc dù nguồn vốn dồi dào, VPBank vẫn đang lên kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ dông chiến lược nước ngoài. Hồi trung tuần tháng 5, VPBank đã khóa room ngoại ở mức 15%, được cho là động thái mở đường cho đối tác nước ngoài có thể nắm giữ 15% vốn còn lại.

Tuy vậy, cuộc đua về vốn điều lệ cũng không phản ánh toàn diện về tiềm lực của các nhà băng. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết, vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng. Chia cổ tức để tăng vốn điều lệ vào thời điểm nào và sử dụng vốn ra sao cho hiệu quả mới là điều cần chú trọng.

Trong bảng xếp hạng vốn chủ sở hữu cuối tháng 3/2021, Vietcombank đang dẫn đầu với gần 99.000 tỷ đồng. Theo sau là VietinBank (91.800 tỷ), BIDV (82.200 tỷ), Techcombank (79.000 tỷ), Agribank (73.000 tỷ), VPBank (56.000 tỷ), MB (53.700 tỷ),…

Thứ hạng về vốn chủ sở hữu cũng rất dễ thay đổi trong thời gian tới khi ngoài việc gia tăng vốn từ nguồn lợi nhuận, một số ngân hàng dự kiến sẽ có thêm nguồn vốn từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài,…Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận để lại, trên thực tế chỉ giúp vốn điều lệ tăng lên mà không tác động lên vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh cuộc đua về vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, cuộc đua về vốn hóa trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng cũng rất gay cấn, không ngoài khả năng sẽ tiếp tục có các cuộc soán ngôi ngoạn mục thời gian tới.

Hiện Vietcombank vẫn đang là ngân hàng có vốn hóa cao nhất, đạt hơn 430 nghìn tỷ đồng và cách biệt so với những ngân hàng còn lại.

Đáng chú ý, với việc giá cổ phiếu tăng mạnh hơn 50% từ đầu năm đến nay, vốn hóa của VietinBank đến ngày 30/6/2021 đã đạt hơn 196 nghìn tỷ đồng, chính thức vượt BIDV trở thành ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, cổ phiếu TCB và VPB cũng tăng giá mạnh thời gian qua, giúp vốn hóa của 2 ngân hàng này tăng lên hơn 184 nghìn tỷ và 166 nghìn tỷ, bám sát BIDV (hơn 190 nghìn tỷ) và VietinBank.

Cuộc rượt đuổi thứ hạng gay cấn của các ông lớn ngân hàng - Ảnh 2.

https://doanhnghieptiepthi.vn/cuoc-ruot-duoi-thu-hang-gay-can-cua-cac-ong-lon-ngan-hang-161210207064700843.htm

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Cùng chuyên mục

Ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Vietcombank và Vietnam Post

Ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Vietcombank và Vietnam Post

DNTH: Ngày 22/03/2022, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động của hai bên, thúc đẩy kết nối, cùng nhau hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững.
Vietcombank dẫn đầu Top 10 ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2023

Vietcombank dẫn đầu Top 10 ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm...

DNTH: Chiều 28/6/2023, tại Hà Nội, Báo Đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố và vinh danh Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2023 (VIE50); Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2023 trong các ngành kinh tế trọng điểm (VIE10). Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được bình chọn dẫn đầu Top 10 ngân hàng sáng tạo, kinh doanh hiệu quả và xếp thứ 2 trong danh sách VIE50.
Cả nước có gần 6,5 triệu hộ đang vay vốn chính sách

Cả nước có gần 6,5 triệu hộ đang vay vốn chính sách

DNTH: Sáng 29/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4-10/2002 của Chính phủ.
Mua trái phiếu trước hạn: Cuộc đua cùng xuống đáy

Mua trái phiếu trước hạn: Cuộc đua cùng xuống đáy

DNTH: Nếu vì lý do "trào lưu" mà nhà đầu tư xếp hàng thực hiện "bond-run" thì doanh nghiệp dù có tốt, tự dưng trái phiếu của họ cũng thành "xấu", hoặc rơi vào trạng thái vỡ nợ vì bị rút đột ngột trước hạn. Khi đó, cả nhà đầu tư và doanh nghiệp cùng lâm vào hiểm cảnh.
Làm giàu ở nông thôn: Giữ làng mai tết Sài thành phục vụ nhà giàu

Làm giàu ở nông thôn: Giữ làng mai tết Sài thành phục vụ nhà giàu

Những đợt đô thị hóa tới tấp với nhà cửa, cầu đường mọc lên đã làm cho làng nghề trồng mai ở Bình Lợi (huyện Bình Chánh) và Thủ Đức (quận Thủ Đức) bị đe dọa... Vượt lên khó khăn, nhà nông ở những làng mai đang quyết tâm giữ nghề và sống với nghề truyền thống.
CEO MB Lưu Trung Thái: Tỷ trọng giao dịch số của MB đang đứng trong nhóm đầu của châu Á

CEO MB Lưu Trung Thái: Tỷ trọng giao dịch số của MB đang đứng trong nhóm...

DNTH: Theo ông Lưu Trung Thái, hiện nay 1 ngày MB có 1,1 triệu giao dịch và giao dịch trên kênh số chiếm 92-93%.
SHB sẽ chuyển nhượng 100% vốn tại SHB Finance cho Krungsri thuộc Tập đoàn MUFG – Nhật Bản

SHB sẽ chuyển nhượng 100% vốn tại SHB Finance cho Krungsri thuộc Tập...

DNTH: Ngày 25/8/2021, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký kết các thỏa thuận chuyển nhượng vốn điều lệ tại Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan – thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG – Nhật Bản.
Gỡ khó nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp

Gỡ khó nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp

DNTH: Tại Việt Nam, ngân hàng chính là các tổ chức được Nhà nước công nhận mua bán ngoại tệ hợp pháp. Bản thân các ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách cho vay, hỗ trợ trao đổi ngoại tệ hấp dẫn, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển...