Thứ ba, 21/03/2023, 13:50

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Khuyến nông

“Đòn bẩy” phát triển nông nghiệp, nông thôn

DNTH: Những ngày đầu năm 2022, mầu xanh mạ non dần phủ kín 40.000 ha gieo cấy vụ đông xuân 2021 - 2022 ở tỉnh Ninh Bình.
Công trình thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt Âu Kim Đài, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. 
Công trình thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt Âu Kim Đài, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. 

Dẫn chúng tôi khảo sát nhiều tuyến thủy lợi nội đồng tại các huyện Yên Khánh, Gia Viễn, Kim Sơn, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Ninh Bình), Vũ Khắc Hiếu cho biết: “nằm ở phía Nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ninh Bình có địa hình phân chia thành ba vùng: miền núi, bán sơn địa; vùng đồng bằng và vùng biển. 

Hệ thống sông ngòi ở đây chằng chịt, đan xen chế độ thủy triều phức tạp, thường xuyên xảy ra mưa bão ngập lụt… do đó, công tác vận hành thủy lợi, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi của địa phương phải linh hoạt, mới đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, giảm thiệt hại do thiên tai, cải thiện môi trường, nâng cao đời sống Nhân dân và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh”. Ngành nông nghiệp Ninh Bình luôn xác định thủy lợi là khâu “đột phá”, đi đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhờ hệ thống thủy lợi trong nhiều năm qua được đầu tư hoàn chỉnh, cho nên năng suất lúa trung bình của tỉnh đạt 61,22 tạ/ha, tăng 0,16/ha so với năm 2021. Mặt khác, việc chủ động điều tiết nước hợp lý ngay từ đầu vụ đông xuân năm nay, giúp nông dân trong tỉnh trồng thêm được 2.347 cây rau màu các loại. 

Hiện nay, nhiều diện tích lúa của địa phương, nhất là lúa đặc sản chất lượng cao tiếp tục được áp dụng biện pháp canh tác cải tiến kỹ thuật (SRI), vừa chống được ô nhiễm môi trường, giảm sử dụng thuốc trừ sâu, lại cho năng suất rất cao. 

Đáng nói hơn là nhờ thủy lợi, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp khắc phục được  tình trạng lũ lụt, nhất là ở huyện Gia Viễn; hớt ngọt, ngăn mặn ở huyện Kim Sơn và chống “sa mạc hóa” ở vùng bán sơn địa Tam Điệp, vùng miền núi Nho Quan. Điều đó, tạo cho ngành nông nghiệp Ninh Bình có nhiều chuyển biến mới như tăng vụ, tăng hệ số quay vòng sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản; tạo điều kiện cho nông dân thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 

Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 143,2 triệu đồng/ha canh tác, đời sống nông dân được nâng cao, vượt trội hơn hẳn so với thời kỳ mới tái lập tỉnh vào ngày 1/4/1992.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Ninh Bình Nguyễn Thanh Bình cho biết: “trong 30 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Trung ương, Ninh Bình chú trọng việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình thủy lợi hiện có. 

Hàng nghìn ki - lô - mét kênh mương, thủy lợi nội đồng được kiên cố hóa; xây dựng mới các công trình thủy lợi đa mục tiêu, đa giá trị làm “đòn bẩy” phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Hiện tại, Ninh Bình có gần 425 km đê từ cấp  II đến cấp V. Trong đó, có hơn 48 km đê biển, có nhiều hồ chứa nước, đập tràn, kè cống phục vụ sản xuất và phòng, chống thiên tai. 

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mưa lớn, bão lũ, hạn hán, hệ thống các công trình thủy lợi của tỉnh phát huy hiệu quả cao trong phòng, chống thiên tai, tưới tiêu, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội. 

Chúng tôi về huyện vùng đồng chiêm trũng Gia Viễn là nơi có gần 58 km đê. Trước đây, khi các tuyến đê ở huyện Gia Viễn chưa được nâng cấp kiên cố, thì việc sản xuất lúa vụ mùa của nông dân trong huyện gặp nhiều khó khăn vì ngập lụt. 

Gia Viễn có sông Hoàng Long như dải mềm phân chia huyện thành hai bên tả, hữu. Trên tuyến đê hữu sông Hoàng Long có một công trình thủy lợi trọng điểm, phục vụ phân lũ, xả lũ vào mùa mưa bão khá hiệu quả, đó là đập tràn Lạc Khoái. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn Ngô Hùng Khánh cho biết: “đập tràn Lạc Khoái có tổng chiều dài 730 m gồm hai phần. Thứ nhất là tràn phân lũ dài 116,8 m có 24 cửa xả; thứ 2 là tràn sự cố có cao trình + 4,5 được kiên cố bằng bê - tông và một phần cao trình được đắp bằng đất. Vào mùa lũ, mùa mưa bão hằng năm, sông Hoàng Long trở nên hung dữ như biển nước lớn đe dọa ngập úng, lũ lụt, ảnh hưởng tới bốn xã vùng hữu của huyện Gia Viễn và tám xã thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình). 

Nhờ được đầu tư nâng cấp và sự vận hành linh hoạt “lệnh xả lũ, phân lũ” tại đập tràn Lạc Khoái, cho nên nhiều năm qua, hơn 10 nghìn héc - ta canh tác, hơn 12.000 hộ dân ở vùng hữu sông Hoàng Long cùng khu hành chính, khu công nghiệp ở huyện Gia Viễn không phải chịu cảnh lũ lụt tang thương, nhất là đợt  lũ lịch sử năm 2017. 

Với những công trình thủy lợi mang lại nhiều giá trị nêu trên không chỉ giúp nông dân trong vùng yên tâm phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn tạo điều kiện cho địa phương đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phát triển mạnh công nghiệp. Đến năm 2020, huyện Gia Viễn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; hình thành được nhiều cụm công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, làm giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp xuống mức thấp nhất”.

Hướng tới phát triển thủy lợi đa mục tiêu, đa giá trị, Ninh Bình mạnh dạn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi mới là Âu Kim Đài, có tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng. Đây là công trình  thủy lợi trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2092/QĐ-TTg, để ứng phó nước biển dâng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh các huyện phía đông nam của tỉnh. 

Công trình Âu Kim Đài có quy mô khá lớn bao gồm: Âu thuyền dài 200 m, rộng 14 m, chiều cao tĩnh không 7 m, bảo đảm phục vụ giao thông đường thủy đi lại thuận lợi; cùng hệ thống cống ngăn mặn, hớt nước ngọt, phục vụ sản xuất nông nghiệp; tạo cảnh quan mới phục vụ phát triển du lịch, đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện. 

Phó Trưởng phòng N&PTNT huyện Kim Sơn Trần Anh Khôi chia sẻ: “có năm nước biển tràn rất sâu vào các cửa sông Đáy, sông Càn, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; thậm chí nhiều xã thiếu nước sinh hoạt. 

Chi cục trưởng Thủy lợi (Sở NN&PTNT Ninh Bình) Lâm Tuấn khẳng định: việc đưa công trình Âu Kim Đài vào hoạt động không chỉ có tác dụng giữ ngọt, ngăn mặn mà còn ngăn chặn kịp thời nước biển dâng, làm giảm nguy cơ về ngập úng, lũ lụt; tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy nâng cao vào mùa khô”.

Thời gian tới, theo Phó Giám đốc Sở N&PTNT Nguyễn Thanh Bình, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp nhiều công trình thủy lợi liên quan đê điều, hành lang thoát lũ; tăng cường làm thủy lợi nội đồng; phát triển thủy lợi đối với những khu vực thiếu công trình; hoặc quy mô công trình thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu; kết hợp bảo đảm các phương án phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn và nhiều chương trình mục tiêu khác, bảo đảm  thực chất, tiên tiến hướng tới nâng cao đời sống và sự hài lòng của người dân.

Phó Tổng cục trưởng Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) Lương Văn Anh cho biết: nhiều địa phương trong đó có Ninh Bình đang từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác tốt các công trình thủy lợi, góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng hóa; gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, giảm thiệt hại do thiên tai. 

Những công trình thủy lợi lớn, như: Âu Kim Đài, đập tràn Lạc Khoái và nhiều công trình khác có ý nghĩa quan trọng trong khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất; chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Báo ND

Cùng chuyên mục

Người nâng tầm cây dược liệu ở vùng đệm Pù Mát

Người nâng tầm cây dược liệu ở vùng đệm Pù Mát

DNTH: Từ bao đời nay, người dân ở Con Cuông đã biết vào rừng để hái những cây dược liệu quý về chữa bệnh và sơ chế để bán cho các thương lái để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên khai thác mà không đi đôi với trồng mới sẽ dẫn tới cạn kiệt. Hơn nữa với cách khai thác và chế biến manh mún nên hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại cho người dân không cao. Đây là điều trăn trở của biết bao thế hệ lãnh đạo huyện Con Cuông nói riêng và lãnh đạo tỉnh Nghệ An nói chung. Điều kiện cần đã có, chỉ thiếu yếu tố con người để đưa những cây dược liệu quý ở vùng đất này trở thành thứ hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Hai gói thầu làm đường giao thông nội đồng xã Đại Thắng: nhà thầu khẳng định tuân thủ biện pháp thi công

Hai gói thầu làm đường giao thông nội đồng xã Đại Thắng: nhà thầu...

DNTH: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Kiên Hùng (Công ty Kiên Hùng) trúng hai gói thầu xây lắp làm đường giao thông nông thôn xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên. Hiện nay, công ty đã đi vào thi công các hạng mục đầu tiên. Ngoài khó khăn do mưa gặp phải khi thi công móng kè thì nhà thầu khẳng định tuân thủ đúng tiến độ dự án và bản vẽ thiết kế.
Giống lúa Nếp Hương trĩu hạt trên cánh đồng Hải Dương

Giống lúa Nếp Hương trĩu hạt trên cánh đồng Hải Dương

Giống lúa Nếp Hương có nhiều ưu điểm nổi bật được những người nông dân ở Hải Dương đánh giá là phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.
Thúc đẩy sản xuất cây vừng ổn định và bền vững ở Nghệ An

Thúc đẩy sản xuất cây vừng ổn định và bền vững ở Nghệ An

Vừa qua, hội thảo “Sản xuất vừng bền vững Việt Nam - Hàn Quốc” đã được tổ chức thành công. Đây là cơ hội để tỉnh Nghệ An nhìn lại thực trạng và tiềm năng của cây vừng từ đó tìm giải pháp thúc đẩy, sản xuất cây vừng ổn định và bền vững. Đồng thời, đây là cơ hội để nâng cao hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói chung và đưa cây vừng Nghệ An đến với thị trường Hàn Quốc nói riêng.
Chuyển đổi giống thích nghi với đồng bằng sông Cửu Long

Chuyển đổi giống thích nghi với đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay đang chịu thách thức của tác động biến đổi khí hậu, yếu tố thượng nguồn và cả những hoạt động sản xuất chưa đảm bảo bền vững. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp đã có những ứng phó kịp thời để đảm bảo khai thác tiếp tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp của vùng này.
Đồng Tháp: Kết nối sản xuất, tiêu thụ ngành hàng hoa kiểng

Đồng Tháp: Kết nối sản xuất, tiêu thụ ngành hàng hoa kiểng

Nghề trồng hoa kiểng vốn là nghề truyền thống và hiện vẫn là ngành kinh tế chủ lực của làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây cũng là nghề sinh sống của khoảng 2 nghìn hộ dân địa phương. Nơi đây đang có 600 ha hoa kiểng và dự kiến sẽ tăng lên 850 ha vào năm 2025. Mỗi dịp Tết nguyên đán, nơi đây cung ứng ra thị trường hàng triệu giỏ hoa các loại.
“Ai về làng Vác nhắn nhờ / mua lồng Canh Hoạch,...”

“Ai về làng Vác nhắn nhờ / mua lồng Canh Hoạch,...”

DNTH: Làng Canh Hoạch, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội (còn gọi là làng Vác) lâu nay vẫn là nơi lui tới của giới sành chơi chim cảnh, bởi nơi đây từ lâu đã nức tiếng với nghề đan lồng chim truyền thống.
Nuôi lợn rủi ro, Hưng Yên 'xúi' dân nuôi bò, gà Đông Tảo

Nuôi lợn rủi ro, Hưng Yên 'xúi' dân nuôi bò, gà Đông Tảo

Mặc dù giá lợn hơi đang cao, nhưng tỉnh Hưng Yên khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn ồ ạt. Thay vào đó, cần tăng tỷ trọng sản phẩm gia cầm và trâu, bò.