Thứ năm, 23/03/2023, 23:42

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông nghiệp 4.0

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều hợp tác xã mới

Từ 2016 đến nay, ĐBSCL là vùng có số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước với gần 600 HTX.

Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 2.000 HTX nông nghiệp, chiếm 14% tổng số HTX của cả nước. Hoạt động của các HTX đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết cho nhiều lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập khá, phát triển nhiều ngành nghề mới và khai thác được tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở địa phương, góp phần giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 2.000 HTX nông nghiệp, chiếm 14% tổng số HTX của cả nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 2.000 HTX nông nghiệp, chiếm 14% tổng số HTX của cả nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thời gian qua, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác, vừa chuyển đổi, củng cố các HTX kém hiệu quả, vừa củng cố, thành lập các HTX kiểu mới và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Nhìn chung, bước đầu đã mang lại các hiệu ứng tích cực trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. 

Ông Trịnh Công Minh, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp An Bình (xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) cho biết: Từ khi tham gia Dự án VnSAT, đơn vị được đầu tư trụ sở, phòng làm việc, cửa hàng, kho chứa, các máy móc phục vụ sản xuất  lúa giống… Ngoài ra, còn được đầu tư tuyến đường nội đồng khoảng 5 km. Xã viên được tập huấn kỹ thuật, đã thay đổi cách làm, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” nhằm giảm lượng giống gieo sạ, phân bón và thuốc BVTV…

"Trình độ sản xuất lúa của bà con nông dân đã được nâng lên. Toàn bộ diện tích của HTX áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, để làm ra gạo an toàn theo phương thức quản lý vi lượng (cuối vụ sẽ lấy mẫu mang đi phân tích). Áp dụng canh tác lúa chất lượng cao theo chuẩn quốc tế - SRP 100 được Tập đoàn Lộc Trời bao tiêu sản phẩm", ông Minh cho hay.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh ở ĐBSCL chiếm số lượng HTX khá lớn, đang đưa ra mục tiêu để phấn đấu tăng số lượng và doanh thu HTX, Tổ hợp tác. Hiện toàn tỉnh có 226 HTX, đạt doanh thu bình quân mỗi HTX là 3,6 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của xã viên là 65 triệu đồng/năm.

Để hỗ trợ HTX phát triển, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về tín dụng nội bộ, tín dụng nông thôn, tổ chức tham quan thực tế, tham dự diễn đàn, hội nghị cho thành viên HTX nông nghiệp, Hội quán. Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ cho 6 HTX mua máy móc, thiết bị với tổng kinh phí 1,49 tỷ đồng. Hỗ trợ chi phí xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tập thể cho HTX “Dệt Choàng Long Khánh” và đăng ký mã số mã vạch cho HTX nông nghiệp số 2 Định An.

Hoạt động của các HTX đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết được nhiều lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập khá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Hoạt động của các HTX đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết được nhiều lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập khá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Tháp cho biết: Từ đây đến năm 2021 phấn đấu có 187 HTX nông nghiệp phải làm ăn đạt hiệu quả với tổng số 29.120 thành viên. Dự kiến đến năm 2021, toàn tỉnh có 1.004 tổ hợp tác nông nghiệp. Tổng số tổ viên tham gia tổ hợp tác nông nghiệp là 49.768 tổ viên. Doanh thu bình quân 510 triệu đồng/tổ hợp tác, lãi bình quân 138 triệu đồng/tổ hợp tác.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, từ đầu năm đến nay do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của HTX trên hầu hết các lĩnh vực: Nông nghiệp, thủy sản, vận tải, tiểu thủ công nghiệp trên toàn tỉnh. Kể cả những HTX đang hoạt động hiệu quả cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của dịch bệnh.

Những HTX chỉ cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu phải cắt giảm sản lượng cung ứng, các nhà vườn là thành viên HTX bị ảnh hưởng trực tiếp do giá bán trái cây sụt giảm, không có đầu ra. Sức tiêu thụ của thị trường nội địa cũng giảm từ 40 - 60%, giá bán giảm trung bình từ 30 - 40% so với cùng kỳ hằng năm.

Gần đây, hoạt động xuất khẩu nông sản được kết nối trở lại, phần nào giúp cho HTXnông nghiệp giảm bớt áp lực, nhất là xuất khẩu gạo, giá bán xoài và một số nông sản khác tăng dần lên.

Theo Hoàng vũ - Minh Đãm/Nông Nghiệp Việt

https://nongnghiep.vn/dong-bang-song-cuu-long-co-nhieu-hop-tac-xa-moi-d276884.html

Cùng chuyên mục

EC muốn nhìn thấy bức tranh tổng thể về quy trình truy xuất nguồn gốc thủy sản, phát triển hạ tầng của Việt Nam

EC muốn nhìn thấy bức tranh tổng thể về quy trình truy xuất nguồn gốc...

DNTH: Sáng 4/10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp với Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Vụ Hợp tác quốc tế nhằm lên kế hoạch chi tiết đón tiếp Đoàn kiểm tra của Ủy ban châu Âu (EC) về chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU).
Gọi hồn cho lúa tám xoan

Gọi hồn cho lúa tám xoan

Vẫn là cây lúa khổng lồ cao ngang với thân người ấy, bông dài mà mềm, thóc thưa mà nhỏ, cơm thổi lên trắng tựa như bông nhưng từ lâu đã bị mất hồn vía…
Hỗ trợ người dân nâng cao năng suất cho cây chuối ở Nậm Chảy

Hỗ trợ người dân nâng cao năng suất cho cây chuối ở Nậm Chảy

Cây chuối mô mang lại cho người dân ở Nậm Chảy thu nhập đáng kể đặc biệt khi họ được hỗ trợ kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Xu hướng dùng côn trùng thay thuốc trừ sâu

Xu hướng dùng côn trùng thay thuốc trừ sâu

“Chúng làm việc cho tôi cả ngày lẫn đêm", ông Antonio Zamora đứng trong nhà kính của mình cười chỉ vào “biệt đội công nhân tí hon” là những con bọ ăn ký sinh trùng hại ruộng ớt.
Vựa rau lớn nhất Lâm Đồng sau 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp

Vựa rau lớn nhất Lâm Đồng sau 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp

Huyện Đơn Dương chỉ có 30% diện tích đất nông nghiệp nhưng sau 5 năm tái cơ cấu, đã vươn lên thành vựa rau lớn nhất Lâm Đồng.
Văn Lâm (Hưng Yên) phấn đấu thành huyện công nghiệp và đô thị loại 3 vào năm 2025

Văn Lâm (Hưng Yên) phấn đấu thành huyện công nghiệp và đô thị loại...

DNTH:Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên cho rằng, trong giai đoạn 2021 - 2025, Văn Lâm cần xác định rõ phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, công nghiệp tập trung là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư trên địa bàn.
Trồng dưa trong nhà kính không đủ bán

Trồng dưa trong nhà kính không đủ bán

Trồng dưa trong nhà kính 65 ngày cho thu hoạch, bán giá từ 45.000 -100.000 đồng/kg luôn trong tình trạng hút hàng.
Ngành mía đường tìm lối thoát trong gian khó

Ngành mía đường tìm lối thoát trong gian khó

Ngành mía đường đã bước vào vụ 2020/21 với những khó khăn rất lớn. Trong bối cảnh ấy, nhiều nhà máy đã có những giải pháp thiết thực để tiếp tục phát triển.