Thứ năm, 28/09/2023, 13:43

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nhịp sống doanh nghiệp Sống khỏe

Góc tâm linh ở bệnh viện - “liều thuốc tâm lý” tích cực

DNTH: Cuộc sống hiện đại kéo theo nhu cầu văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân cũng tăng lên. Tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh không khó để bắt gặp những không gian tâm linh, nơi thờ cúng, thắp hương của mọi người. Đây như một “liều thuốc tâm lý” đôi khi có tác dụng rất tốt đối với những hoàn cảnh, số phận kém may mắn.

Ngược dòng lịch sử 50 năm trước, khi Hà Nội oằn mình trước những trận tập kích bằng máy bay B52 trong chiến dịch Linebacker II của Không quân Mỹ đánh phá Thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền Bắc; Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cứ điểm phòng không của Thủ đô. Bên cạnh nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe Nhân dân, cứu chữa những chiến sĩ bị thương khi chiến đấu, tập thể cán bộ, bác sĩ và nhân viên Bệnh viện Bạch Mai cùng với quân và dân Thủ đô đã kiên cường chiến đấu bảo vệ Hà Nội - trái tim của cả nước.

Trong 12 ngày đêm lịch sử không thể nào quên (18/12 - 29/12/1972), Bệnh viện Bạch Mai đã 4 lần hứng chịu những trận ném bom hủy diệt. Đặc biệt, lịch sử sẽ không bao giờ quên ngày 22/12/1972, Bệnh viện Bạch Mai bị pháo đài bay B52 của Mỹ đánh phá trong lúc bệnh viện có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới hầm. Trận bom đã đánh sập nhiều khu nhà làm việc và bệnh phòng, lấp kín một số hầm trong đó có nhiều bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý đang chăm sóc người bệnh. 28 nhân viên y tế của bệnh viện đã ngã xuống trong ngày định mệnh đó.

Anh 18.4 - 14
Tượng đài tưởng niệm 28 Anh hùng liệt sĩ - nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai.

Tượng đài tưởng niệm tưởng nhớ 28 nhân viên y tế hy sinh đã được lập lên ngay tại khu nhà bị sập (vị trí hiện nay tại phía trước bên trái tòa hành chính cũ - Bệnh viện Bạch Mai, giáp Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương).

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng sự kiện đã xảy ra ở Bệnh viện Bạch Mai vẫn còn đó như nhắc nhở mỗi chúng ta và những thế hệ hôm nay và mai sau về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỷ niệm “Chiến thắng Hà Nội - Điện biên phủ trên không”, nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai lại dâng hương tưởng nhớ, thể hiện sự tri ân sâu sắc các liệt sĩ và nạn nhân trong trận chiến lịch sử ấy trước tượng đài tưởng niệm 28 Anh hùng liệt sĩ trong Bệnh viện Bạch Mai.

Khác với Bệnh viện Bạch Mai, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ khi nhập viện, gần như sáng nào chị Hạnh và con gái Nguyễn Hoàng Loan (10 tuổi, quê Bình Định) cũng ra điểm tâm linh - Đài Đức Mẹ phía sau Khoa dược Bệnh viện Nhi Đồng 2 để cầu nguyện. Gần 10 năm bé Loan bị bệnh tim, thì cũng chừng ấy năm mẹ con chị Hạnh xem bệnh viện như ngôi nhà thứ hai của mình. Thắp xong nén nhang, chị Hạnh trải lòng: “lúc mới tới, nghe mọi người kể điểm tâm linh này thiêng lắm nên tôi hay ghé qua đây để cầu khấn, phù hộ cho con tôi được khỏe mạnh”.

Anh 18.4 - 13
Đài Đức Mẹ trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Còn tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh - nơi luôn trong tình trạng quá tải bởi bệnh nhân các tỉnh, thành đổ về ngày một đông - có một không gian thờ nhỏ bé là Đài Đức Mẹ nằm ngay một góc hành lang khu hành chính. Tượng Mẹ cao chỉ khoảng 0,5 m được đặt trên một trụ đá nhỏ giản dị, điểm trang bởi những bông hoa tươi của khách viếng. Không có ngày tháng rõ ràng, chỉ biết rằng không gian nguyện cầu khiêm tốn này cũng đã hiện diện ở đây khá lâu. Những người bệnh đang nằm hành lang chờ những đợt hóa trị, xạ trị… cần lắm một nơi nương nhờ đời sống tâm linh. Họ đến với Mẹ lặng lẽ, rì rậm nguyện cầu.

Gần hai tháng qua kể từ ngày chị Hậu (Đồng Nai) đưa con tới chữa bệnh, gần như hôm nào chị cũng tới lau dọn, cắm hoa cho Mẹ. Theo chị Hậu, địa điểm tâm linh nhỏ bé này thật sự là một niềm an ủi với người bệnh ở đây để được tiếp thêm sức mạnh tinh thần....

Và còn rất nhiều góc tâm linh ở các bệnh viện khác như: Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương Hà Nội…, vẫn có những góc tâm linh lặng lẽ bình yên lắng nghe lời nhân gian cầu khẩn vượt qua nỗi khốn khổ của nhân sinh…

Giúp chiến thắng được bệnh tật

Theo chuyên viên tâm lý Nguyễn Quý Quỳnh, Khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: khi có thân nhân nằm viện, nhất là các bệnh nhi, người ta cần đến niềm tin tâm linh. Người bệnh dù là bệnh nhi hay người trưởng thành, dưới mắt của thân nhân đều là ốm yếu và mỏng giòn, người thân cầu mong có một sức mạnh vô hình nào đó hỗ trợ thêm cho người bệnh. Một số người có niềm tin mãnh liệt đến mức họ tin vào “phép màu”. Đây như một “liều thuốc tâm lý” đôi khi có tác dụng rất tốt. Trong y khoa, các thực nghiệm placebo (giả dược) đã chứng minh tính hiệu quả của liều thuốc tâm lý - tinh thần này”.

Anh 18.4 - 12
Bệnh nhân đang điều trị ung thư tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Nhìn nhận về việc bố trí một không gian, góc tâm linh riêng tại một số bệnh viện hiện nay, theo chuyên gia phong thuỷ, thì việc này là nên làm. Bởi vì, bệnh viện là nơi y, bác sĩ giành giật giữa sinh và tử, giữ sự sống và cái chết. Chính vì vậy, xét về mặt tâm lý sẽ luôn là những trạng thái bất ổn về tâm lý. Còn xét về mặt tâm linh thì chắc chắn sẽ có ít nhiều sự ảnh hưởng bởi yếu tố tâm linh.

Ngày nay, ban thờ hay không gian thờ cúng luôn là một điểm tựa tâm linh vững vàng, trong đời sống của người dân Việt Nam. Giúp cho người dân bình ổn về mặt tâm lý, gia tăng những trường năng lượng tích cực ở những nơi được an vị ban thờ. Vị chuyên gia phong thuỷ chia sẻ thêm. 

Nhấn mạnh thêm về mục đích của việc bố trí không gian tâm linh tại các cơ sở y tế hiện nay, chuyên gia phong thuỷ cho rằng: thứ nhất, việc bài trí không gian tâm linh sẽ giúp cho những người nhà bệnh nhân - những người đang phải chiến đấu với những nỗi lo về bệnh tật có một không gian để cầu nguyện, củng cố niềm tin vào chính đạo. Từ đó, về mặt tâm lý tư tưởng vững vàng hơn.

Thứ hai, xét ở góc độ phong thủy, bệnh viện có nhiều trường năng lượng âm - năng lượng tiêu cực. Ban thờ là nơi quản khí trường của toàn bộ khu vực đó, cũng là nơi để giáng ngự của các chư vị Thần Linh - Thổ Địa. Chính vì vậy, việc sắp đặt ban thờ trang nghiêm trang trọng cũng là để cải thiện các trường năng lượng tiêu cực, và đặc biệt là một việc rất ý nghĩa để tích phúc và cầu may mắn cho tất cả mọi người.

Thứ ba, có nhiều người theo tín ngưỡng dân gian vẫn quan niệm là người mất thì sẽ còn linh hồn phảng phất ở lại. Có một không gian tâm linh sẽ giúp các linh hồn sớm siêu sinh tịnh độ. Đây cũng là một việc làm tốt ở trong Đạo pháp.

Ngoài ra, theo chuyên gia phong thuỷ, để những góc tâm linh có thể đem đến tác dụng tốt cho người nhà bệnh nhân cũng như nhu cầu của xã hội hiện nay thì các cơ sở y tế nên làm ban thờ trang nghiêm, trang trọng, đúng nghi thức thờ cúng, phù hợp với không gian cũng như quy mô của bệnh viện.

“Tôi cũng không khuyến khích các hoạt động cúng bái linh đình bởi vì vừa tốn kém chi phí mà lại vừa gây ảnh hưởng đến không gian chung của cộng đồng. Xưa nay, việc thờ cúng cốt yếu ở tấm lòng thành tâm chứ không phải là không gian tâm linh to hay nhỏ”, chuyên gia Phong thuỷ nhấn mạnh.

Linh Phạm

Cùng chuyên mục

Ngày 27/8: Thêm 12.920 ca mắc Covid - 19

Ngày 27/8: Thêm 12.920 ca mắc Covid - 19

DNTH: Tối 27/8, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 12.920 ca mắc Covid - 19, cao hơn ngày hôm qua 1.345 ca. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có đến 5.383 ca.
Sáng 15/8: Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc Covid - 19

Sáng 15/8: Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc Covid - 19

DNTH: Theo Sở Y tế, từ 18h ngày 14/8 đến 6h ngày 15/8, Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc Covid - 19, trong đó có 2 ca ghi nhận tại cộng đồng, 6 ca ghi nhận tại khu cách ly.
Đắk Lắk:  Gần 1000 cán bộ công chức, viên chức và người lao động tham gia hiến máu tình nguyện năm 2020

Đắk Lắk: Gần 1000 cán bộ công chức, viên chức và người lao động...

DNTH: Phong trào “Hiến máu tình nguyện” đang có sức lan tỏa khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam. Hiến máu cứu người là nghĩa cử nhân ái cao đẹp của mỗi người trong cộng đồng, được cả xã hội tôn vinh và ghi nhận.
Hà Nội - Công điện hỏa tốc về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19

Hà Nội - Công điện hỏa tốc về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID...

DNTH: Sáng 6/1, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký công điện hỏa tốc số 01/CĐ- UBND về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19 trên địa bàn Thành phố.
Ma túy - con đường ngắn nhất đến với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

Ma túy - con đường ngắn nhất đến với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

DNTH: Ma tuý đang còn là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng. Ma tuý không chỉ là nguyên nhân của các mối bất hoà trong gia đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Giảm gánh nặng chi phí y tế cho người bệnh mãn tính trong điều kiện phòng, chống Covid - 19

Giảm gánh nặng chi phí y tế cho người bệnh mãn tính trong điều kiện...

DNTH: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế chủ động phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan có giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng chi phí dịch vụ y tế cho người bệnh, nhất là những người mắc bệnh mãn tính phải điều trị lâu dài trong điều kiện phòng, chống dịch Covid - 19 hiện nay.
Ứng dụng thành tựu y học trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng hậu Covid-19

Ứng dụng thành tựu y học trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng hậu...

DNTH: Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các Bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XX vừa khai mạc tại Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với chủ đề “Bài học từ đại dịch Covid-19 và các giải pháp khắc phục và hướng đến tương lai”.
Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tiếp sức đội ngũ y bác sĩ  Việt Nam tuyến đầu chống dịch

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tiếp sức đội ngũ y bác sĩ Việt Nam...

DNTH: Ngày 12/10, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Qũy Hy vọng để trao tặng hơn 1000 phần quà cho một số bệnh viện tại Hà Nội và TP.HCM nhằm gửi lời cảm ơn chân thành tới đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.