Thứ ba, 26/09/2023, 02:58

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nhịp sống doanh nghiệp Sống khỏe

Hà Nội: Tăng cường công tác từ sớm, từ xa, dứt khoát không để dịch Covid-19 bùng phát trở lại

DNTH: Tối 18/4, UBND thành phố Hà Nội ra Công văn hỏa tốc số 1149/UBND-KGVX gửi Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; các sở, ban, ngành, thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh

Lãnh đạo thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị định số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 của Bộ Y tế.

Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng và các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 2447/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trong nước, thành phố và địa phương để có phương án triển khai kịp thời. Kiên quyết, kiên trì và kiên định bảo đảm kiểm soát tình hình dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội. Phòng bệnh từ sớm, từ xa và từ cơ sở, mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn; đảm bảo nhân lực, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất đáp ứng phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.

Thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh Covid-19 và người tiếp xúc gần.

Chỉ đạo tăng cường nhân lực hỗ trợ y tế cơ sở theo diễn biến dịch bệnh, giám sát người nhiễm Covid-19 tại nhà, quản lý chặt chẽ đối tượng nguy cơ khi mắc Covid-19 để chuyển viện kịp thời, tránh để bệnh nặng mới chuyển viện.

Tăng cường kiểm tra, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, tổ chức sự kiện, dịch vụ tại địa phương.

Đối với Sở Y tế Hà Nội - cơ quan thường trực phòng, chống dịch của thành phố, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu đơn vị thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch của Trung ương, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh từ đó chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, cần tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao

Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.

UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế tổ chức đánh giá cấp độ dịch; hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo từng cấp độ dịch. Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện các Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 6/9/2022 của Bộ Y tế về Ban hành hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng.

Rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 theo nguyên tắc 4 tại chỗ; phân công số giường bệnh điều trị Covid-19 cụ thể đến từng đơn vị; bố trí đủ nhân lực để theo dõi điều trị Covid-19; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã cần tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19, sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân, trong đó tập trung vào thông điệp 2K của Bộ Y tế và các thông điệp liên quan để người dân chủ động phòng, chống dịch Covid-19.

Infographic] Thông điệp 2K+ phòng chống dịch COVID-19 hiện nay - Hoạt động  của địa phương - Cổng thông tin Bộ Y tế
Thông điệp 2K và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Đối với Sở thông tin và Truyền thông, Hà Nội yêu cầu chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố tăng cường tuyên truyền các biện pháp, quy định phòng chống dịch của Trung ương, thành phố, triển khai các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng hiểu được nguy cơ, sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan liên quan chủ động cung cấp thông tin về tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 2K của Bộ Y tế. Thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc xin, vận động người dân tham gia tiểm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và các đơn vị liên quan phối hợp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống Covid-19 tại các trường học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các trường học.

Đẩy mạnh công tác tiêm vắc - xin, đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai các giải pháp đẩy mạnh tổ chức việc tiêm chủng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng, tuyên truyền lợi ích hiệu quả vắc xin, vận động học sinh và phụ huynh học sinh, người chăm sóc trẻ đưa con em đi tiêm chủng, tổ chức tiêm chủng để tăng tỉ lệ bao phủ vắc - xin cho người dân; huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc - xin phòng Covid-19, nhất là với các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Rà soát và dự trù nhu cầu vắc - xin gửi về Sở Y tế để được bố trí vắc - xin và chịu trách nhiệm với đề xuất của đơn vị.

Bộ Y tế đẩy nhanh việc tiêm vắc - xin phòng Covid-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc - xin phòng Covid-19, nhất là với các nhóm đối tượng nguy cơ cao; tổng hợp nhu cầu vắc - xin của các quận, huyện, thị xã kịp thời đề xuất với Bộ Y tế để cung ứng kịp thời; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn và phân bổ vắc - xin của Bộ Y tế. 

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tại Hà Nội, tính đến ngày 16/4, toàn thành phố có 566 trường hợp mắc Covid-19 đang điều trị. Trong đó có 299 trường hợp không triệu chứng và triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà (chiếm 53%); 237 bệnh nhân có triệu chứng trung bình (chiếm 42%); 27 trường hợp mức độ nặng phải thở ô xy hỗ trợ qua kính/mast (chiếm 5%); 2 bệnh nhân mức độ nặng phải thở máy điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và 1 trường hợp đã chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bách Hợp

Cùng chuyên mục

‘Một ca nhiễm cộng đồng cũng có thể gây hậu quả khôn lường’

‘Một ca nhiễm cộng đồng cũng có thể gây hậu quả khôn lường’

DNTH: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tình hình hiện nay của Việt Nam “giống như cánh đồng trũng, bên ngoài vẫn nước cao, sóng to, gió lớn” nên chúng ta phải “bao cho chặt”. Chỉ cần có một ca nhiễm trong cộng đồng thì tất cả mọi hoạt động, trực tiếp và dễ thấy nhất là đi lại, du lịch, hàng hóa ách tắc ngay, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Ngày 12/11: Hà Nội có 165 ca mắc Covid - 19

Ngày 12/11: Hà Nội có 165 ca mắc Covid - 19

DNTH: Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 11/11 đến 18h ngày 12/11 Hà Nội ghi nhận 165 ca mắc Covid - 19, trong đó có 27 ca cộng đồng, 109 ca ở khu cách ly và 29 ca ở khu phong tỏa.
Cuba sẽ cung cấp vaccine Covid - 19 Abdala cho Việt Nam với số lượng lớn

Cuba sẽ cung cấp vaccine Covid - 19 Abdala cho Việt Nam với số lượng lớn

DNTH: Tối 23/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel.
Các giải pháp ứng phó với biến thể Omicron

Các giải pháp ứng phó với biến thể Omicron

DNTH: Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành khẩn kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron. Mặc dù thành phố chưa ghi nhận ca nhiễm biến thể này, nhưng trước tình hình ca nhiễm Omicron đang gia tăng ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid - 19 chủ động xây dựng thế trận ứng phó.
Chuyển Covid - 19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B: cần xây dựng chính sách ứng phó phù hợp

Chuyển Covid - 19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B: cần xây dựng chính sách...

DNTH: Theo các chuyên gia, dịch Covid - 19 là một bệnh truyền nhiễm rất phức tạp và chưa thể kiểm soát. Bởi vậy, trong lộ trình chuyển các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19 từ dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, Việt Nam cần phải tính toán trên cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách ứng phó phù hợp. 
Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt câu lạc bộ “chuyến xe nghĩa tình”

Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt câu lạc bộ “chuyến...

DNTH: Ngày 1/8, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt câu lạc bộ (CLB) “chuyến xe nghĩa tình” với sứ mệnh chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid - 19”. Việc ra măt này dựa trên cơ sở số khu cách ly, khu phong tỏa, bệnh viện dã chiến ở Thành phố Hồ Chí Minh đang gia tăng và tình hình vận chuyển hàng hóa thiết yếu đang ngày càng khó khăn hơn trong tình hình giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của thủ tướng Chính Phủ kéo dài.
Khẩn cấp ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

Khẩn cấp ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

DNTH: Trước tình hình này, chiều 24/7, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng Văn phòng WHO tại Việt Nam, US CDC tại Việt Nam và các các cơ quan đã họp khẩn cấp để bàn phương án ứng phó dịch.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế có văn bản công khai việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế có văn bản công khai việc có hay không kit...

DNTH: Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 216/VPCP-KGVX ngày 10/1/2022 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc thông tin chính thức, công khai về kit xét nghiệm.