Chủ nhật, 26/03/2023, 00:07

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nhịp sống doanh nghiệp Sống khỏe

Hà Nội yêu cầu tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người

DNTH: Campuchia mới đây thông báo phát hiện 2 trường hợp mắc cúm gia cầm A (H5N1), một người tử vong. Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn số 661/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
Cúm gia cầm
Ảnh minh họa.

Theo thông báo từ Bộ Y tế Campuchia, từ ngày 22/02/2023 Campuchia đã ghi nhận 02 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có 01 trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A(H5N1) trên người mới nhất tại Camphuchia kể từ năm 2014. Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng mở rộng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch. Thực hiện Công điện số 258/CĐ- BYT ngày 27/02/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, để chủ động phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu: đối với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã cần Tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông phòng, chống dịch cúm cho cộng đồng để người dân biết và áp dụng các biện pháp phỏng dịch bệnh, thông tin, khai báo kịp thời dịch bệnh trên gia cầm, trên người với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chỉ đạo lực lượng thú y cơ sở, cán bộ y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế phối hợp giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia cầm, ca bệnh dịch ở người; thực hiện tốt việc phối hợp trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia cầm, trên người, khoanh vùng, xử lý dịch kịp thời.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm; xử lý nghiêm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các đơn vị trên địa bàn quản lý.

Sở Y tế cần chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; triển khai các biện pháp truyền thông cho hành khách xuất, nhập cảnh đi/đến vùng có dịch về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp cấp tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng, lưu ý đối với các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết cần được lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur để xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị, phòng, chống dịch.

Phối hợp chặt chẽ cơ quan Thú y, chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra.

Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện cho công tác phòng, chống dịch, sẵn sàng bao vây, khống chế ổ dịch tại cộng đồng và làm tốt công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh dịch tại các cơ sở y tế.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải chỉ đạo lực lượng thú y giám sát chặt chẽ dịch cúm trên gia cầm, phát hiện, khoanh vùng xử lý kịp thời ổ dịch. Thông tin kịp thời diễn biến dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho ngành Y tế để phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống, không để dịch bệnh lây sang người.

Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và ngành Nông nghiệp để tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm đặc biệt tại các chợ đầu mối, không để gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban Nhân dân các quận huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan sang người để người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khuyến cáo người dân đi/đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời hạn chế các biến chứng, tử vong.

Sở Tài chính phải bố trí đủ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố theo quy định.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phát động toàn dân tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người.

Ủy ban Nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện tốt nội dung trên./.

Quang Phú

Cùng chuyên mục

Bước tiến dài trong phát triển vaccine phòng COVID-19

Bước tiến dài trong phát triển vaccine phòng COVID-19

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở giai đoạn tiền lâm sàng, thử nghiệm lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau của 3 vaccine do Việt Nam nghiên cứu, phát triển đều cho kết quả tốt, triển vọng. Hy vọng vào cuối quý 3/2021, Việt Nam sẽ có vaccine đầu tiên để phòng, chống dịch COVID-19.
Hà Nội: Số ca mắc Covid - 19 cộng đồng tiếp tục tăng

Hà Nội: Số ca mắc Covid - 19 cộng đồng tiếp tục tăng

DNTH: Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 23/11 đến 18h ngày 24/11 Hà Nội ghi nhận 285 ca mắc Covid - 19, trong đó có 159 ca cộng đồng, 115 ca ở khu cách ly và 11 ca thuộc khu phong tỏa.
Nắng nóng, ứng phó với đau họng, ho do viêm họng thế nào?

Nắng nóng, ứng phó với đau họng, ho do viêm họng thế nào?

DNTH: Nếu trước đây, mùa lạnh mới hay gặp ho, viêm, đau họng thì hiện nay tình trạng này xảy ra quanh năm. Bởi ho, viêm họng phần lớn là do biến đổi khí hậu, thói quen không tốt trong sinh hoạt của mỗi người gây ra.
Thành phố Hồ Chí Minh: 78,9% người trên 18 tuổi đã được tiêm vaccine phòng Covid - 19; 93.289 F0 xuất viện

Thành phố Hồ Chí Minh: 78,9% người trên 18 tuổi đã được tiêm vaccine...

DNTH: Ngày 25/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, đến nay thành phố đã có 93.289 bệnh nhân Covid - 19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện; Thành phố đã tiêm tổng số 5.501.732 mũi vaccine phòng Covid - 19 cho người dân, trong đó có 5.291.196 mũi 1, đạt tỷ lệ 78,9% người dân trên 18 tuổi và 210.536 mũi 2, đạt 3,1% người dân trên 18 tuổi.
Trưa 4/9: Sáu yêu cầu với lực lượng tham gia chống dịch; Đồng Nai điều trị 266 ca Covid - 19 nguy kịch, nặng

Trưa 4/9: Sáu yêu cầu với lực lượng tham gia chống dịch; Đồng Nai...

DNTH: Theo quy định của Bộ Y tế có 6 yêu cầu với lực lượng tham gia chống dịch Covid - 19; Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra yêu cầu khẩn về chăm sóc F0 tại nhà; Đồng Nai đang điều trị 266 ca Covid - 19 nguy kịch, nặng.
Cần sớm bổ sung chế độ thai sản cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Cần sớm bổ sung chế độ thai sản cho người tham gia bảo hiểm xã hội...

DNTH: Số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện tại Việt Nam còn quá thấp, mới chiếm trên 2%/tổng số người trong độ tuổi lao động, nếu tính cả bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm mới chiếm khoảng trên 33%. Một trong những điều làm người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là vì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 thì BHXH tự nguyện có các chế độ: hưu trí và tử tuất, không có chế độ thai sản.
Công ty Cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế bị xử phạt số tiền 230 triệu đồng và bị buộc tiêu hủy 3 loại thuốc

Công ty Cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế bị xử phạt số tiền...

DNTH: Mới đây, Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế với tổng số tiền 230 triệu đồng và buộc công ty này tiêu hủy 3 loại thuốc do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Israel: Ca nhiễm mới lại tăng kỷ lục

Israel: Ca nhiễm mới lại tăng kỷ lục

DNTH: Theo thống kê của các cơ quan chức năng Israel, ngày 9/8 ghi nhận 6.275 ca mắc mới, cao nhất kể từ đầu tháng 2/2021, khi Israel đang ở thời kỳ đỉnh dịch.