Thứ bảy, 23/09/2023, 17:58

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông nghiệp 4.0

Hà Tĩnh: Chạy đua thời vụ khôi phục sản xuất sau lũ

Ngoài sản xuất rau củ đảm bảo tự cung, tự cấp, nông dân Hà Tĩnh đang chạy đua thời vụ, xuống giống các loại rau ngắn ngày để cung cấp cho thị trường trước tết.

Những ngày hậu lũ lịch sử, thời tiết tuy còn âm u nhưng khu vực đất cát ven biển huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh… khô ráo nên bà con nông dân khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất.

Trời vừa tạnh ráo, nông dân các xã ven biển huyện Thạch Hà khẩn trương làm đất tái sản xuất. Ảnh: Gia Hưng.
Trời vừa tạnh ráo, nông dân các xã ven biển huyện Thạch Hà khẩn trương làm đất tái sản xuất. Ảnh: Gia Hưng.

Trên cánh đồng tập trung rộng 12,5 ha trồng rau, củ, quả trên cát, nông dân thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà đồng loạt chạy đua với thời vụ nhằm “vớt” lại những gì đã mất.

Bà Nguyễn Thị Hằng cho biết, người dân thôn Bắc Văn có kinh nghiệm trồng rau, củ trên cát từ bao đời nay nên chỉ cần thời tiết tạnh ráo là khôi phục sản xuất được luôn.

“Đáng lẽ hôm nay chúng tôi đã thu hoạch 1 lứa củ cải rồi, nhưng trận lụt vừa qua nước ngập làm mất trắng diện tích sắp thu hoạch”, bà Hằng nói.

Mặc dù nước lũ không ngập nhà nhưng đã phá hủy toàn bộ diện tích 2 sào củ cải của gia đình bà Hằng. Sau lũ, bà hỗ trợ những gia đình ngập nặng dọn dẹp nhà cửa, sau đó tranh thủ ra đồng cày xới lại đất, gieo trồng lứa củ cải mới. Giống củ cải có thời gian sinh trưởng 50 - 55 ngày nên sẽ kịp cung cấp cho thị trường thời điểm trước tết.

Diện tích cây vụ đông nào có thể khôi phục thì dặm tỉa, chăm sóc. Ảnh: Gia Hưng.
Diện tích cây vụ đông nào có thể khôi phục thì dặm tỉa, chăm sóc. Ảnh: Gia Hưng.

Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho hay, phát huy thế mạnh sản xuất vụ đông trên đất cát ven biển, ngay từ đầu vụ Thạch Văn đã chỉ đạo bà con mở rộng diện tích rau, củ, quả ở vùng tập trung và vườn nhà.

Vụ đông 2020, xã Thạch Văn triển khai sản xuất khá sớm, tuy nhiên do gặp 2 trận lũ liên tiếp nên toàn bộ diện tích 47,5 ha, trong đó 35 ha khoai lang và 12,5 ha củ cải gần như mất trắng.

“Sau khi lũ rút chúng tôi đã động viên bà con kịp thời ra đồng khôi phục sản xuất. Những chỗ nào còn khôi phục được thì cho dặm tỉa, những chỗ hư hỏng, mất trắng thì cho làm đất, gieo trồng lại. Mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ để thu hoạch đúng thời điểm có giá cao nhất”, ông Bằng nói.

Cùng với Thạch Văn, các xã như Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê... cũng đang “vắt chân lên cổ” chạy đua với thời vụ, xuống giống rau vụ đông, mục tiêu vừa đảm bảo tự cung, tự cấp, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Những diện tích hư hỏng hoàn toàn thì làm đất, xuống giống các loại rau, củ ngắn ngày. Ảnh: Gia Hưng.
Những diện tích hư hỏng hoàn toàn thì làm đất, xuống giống các loại rau, củ ngắn ngày. Ảnh: Gia Hưng.

Thống kê bước đầu của huyện Thạch Hà cho thấy, 2 đợt mưa lũ vừa qua toàn huyện có 76 ha lúa mùa; hơn 570 ha rau màu; hơn 3.800 cây cảnh thiệt hại từ 50-70%; 125 ha cây ăn quả bị thiệt hại trên 30%; hơn 4.150 tấn lương thực (lúa, ngô) và 60.000 bịch nấm bị ướt, trôi, hư hỏng…. Giá trị thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng.

“Để kịp thời khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, tổ chức khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân, huyện đã có văn bản đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí mua giống và 50% kinh phí mua phân bón cho các vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung (125 ha); hỗ trợ 50% kinh phí mua bịch giống nấm; hỗ trợ 50% kinh phí mua giống gia súc, gia cầm…Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 5,4 tỷ đồng”, ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà thông tin.

Tính đến ngày 15/10, toàn tỉnh Hà Tĩnh gieo trồng được 4.264/10.812 ha cây vụ đông, đạt 39,44% kế hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lũ lụt, nhiều diện tích bị hư hỏng, thậm chí mất trắng. Sau lũ, ngành chuyên môn Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương động viên người dân khẩn trương khôi phục sản xuất khi đất ráo nước, tập trung gieo trồng các giống rau, củ, quả ngắn ngày để đảm bảo an ninh lương thực; trồng ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi…

Theo Thanh Nga/Nông Nghiệp Việt

https://nongnghiep.vn/ha-tinh-chay-dua-thoi-vu-khoi-phuc-san-xuat-sau-lu-d277059.html

Cùng chuyên mục

Đào Thất Thốn nằm phòng điều hòa chờ Tết

Đào Thất Thốn nằm phòng điều hòa chờ Tết

90 gốc đào Thất Thốn hơn 20 năm tuổi được một gia đình ở Hà Nội chăm sóc theo chế độ đặc biệt.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, trong phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, nông dân là chủ thể nhưng doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm. Các chuối kết nối, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị chỉ có thể hình thành được, động lực về công nghệ chỉ có thể vào được nông nghiệp với vai trò trung tâm của các doanh nghiệp.
Làm nhà kính cho ốc nhồi giống trú đông ở Yên Dũng

Làm nhà kính cho ốc nhồi giống trú đông ở Yên Dũng

Một nông dân ở huyện Yên Dũng đã làm nhà kính cho ốc nhồi giống trú đông, đảm bảo sức khoẻ sinh sản.
Cứu cánh nhiều vựa lúa đặc sản

Cứu cánh nhiều vựa lúa đặc sản

Từ vùng đồng bằng, những hạt giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bạc lá đã trèo đèo lội suối lên nơi cao nhất, xa nhất của vùng Tây Bắc. Đó là hành trình gian khó, với biết bao thử thách.
Quảng Bình: Khai trương Showroom “Sâm Bố Chính - Nhân Sâm Việt” đầu tiên tại Việt Nam.

Quảng Bình: Khai trương Showroom “Sâm Bố Chính - Nhân Sâm Việt” đầu...

DNTH: Sáng ngày 28/7/2019, tại số 19, đường Lý Thường Kiệt, TP. Đồng Hới Quảng Bình. Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm (Tuệ Lâm) đã tổ chức lễ khai trương Showroom “Sâm Bố Chính – Nhân Sâm Việt” đầu tiên của Việt Nam.
Hỗ trợ thành lập mới 750 hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành

Hỗ trợ thành lập mới 750 hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý,...

DNTH: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 3/1/2023 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

Vùng DTTS và miền núi tỉnh Phú Yên có 45 xã, thị trấn thuộc 3 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân và 4 huyện, thị xã có xã miền núi là Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu. Những năm qua, tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi.
Lâm Đồng: Người dân đạt thu nhập cao nhờ trồng tiêu hữu cơ bền vững

Lâm Đồng: Người dân đạt thu nhập cao nhờ trồng tiêu hữu cơ bền...

Hiện nay, hồ tiêu đang là một trong những cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Nếu như những năm 2000 diện tích hồ tiêu tại địa phương còn khiêm tốn, chỉ vài ha, thì nay đã lên đến 250ha. Trước những nguy cơ về dịch bệnh bùng phát trên cây tiêu, huyện Lâm Hà đã chủ trương phát triển diện tích tiêu theo hướng hữu cơ bền vững.