Thứ bảy, 03/06/2023, 22:11

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức và sự kiện Vấn Đề Sự Kiện

Hội thảo khoa học lần đầu tiên về đào tạo thương mại điện tử được tổ chức tại Hà Nội

DNTH: Sáng ngày 7/9, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo Đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học. Hội thảo thu hút sự tham gia của các cơ quan quản lý nước và các tổ chức liên quan tới thương mại điện tử, công nghệ thông tin, logictics, thanh toán, đầu tư, khoa học và công nghệ, đông đảo đội ngũ giảng viên giảng dạy thương mại điện tử từ nhiều trường đại học và các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT).

Trong khuôn khổ hội thảo, các diễn giả đã cùng trao đổi về hai chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất là đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển TMĐT trong giai đoạn từ nay tới năm 2025 và xa hơn tới năm 2030, khả năng đáp ứng nhu cầu này từ các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Chủ đề thứ hai đi sâu vào các vấn đề liên quan trực tiếp tới giảng dạy TMĐT tại các trường đại học.

Các diễn giả đã cùng nhau tập trung thảo luận các nội dung liên quan: Đánh giá mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực trình độ đại học đối với sự phát triển thương mại điện tử hiện nay; Sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực TMĐT trình độ cao đẳng và trường nghề. Tỷ lệ giữa số lượng nhân lực trình độ đại học với cao đẳng và trường nghề; Khả năng hoàn thành các mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực nêu tại Kế hoạch tổng thể Phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp TMĐT khi tuyển dụng và sử dụng nhân lực; Một số khó khăn nổi bật của các trường đại học đào tạo thương mại điện tử; Những gợi ý của doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo TMĐT tại các trường đại học; Tình hình Kiểm định chất lượng giáo dục Chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành thương mại điện tử;  Thúc đẩy sự liên kết giữa các trường đại học đào tạo thương mại điện tử; Tăng cường liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn; Phổ biến tuyên truyền về ngành đào tạo thương mại điện tử; Tình hình tuyển sinh ngành thương mại điện tử;  Đào tạo TMĐT gắn với Logistics, Digital Marketing, Fintech; Mối quan hệ giữa đào tạo ngành TMĐT với ngành Kinh tế số…

Theo Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong năm 2021 đã có nhiều trường đại học bắt đầu đào tạo chính quy ngành thương mại điện tử. Cũng theo Báo cáo này nhiều trường đại học trên cả nước dự kiến mở ngành thương mại điện tử trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Một số ngành đào tạo khác liên quan tới TMĐT cũng cho thấy nhu cầu nhân lực tăng nhanh. Chẳng hạn, thông tin tuyển sinh vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm học 2022 – 2023 thể hiện nhu cầu theo học ngành này rất cao. Đồng thời, từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở hai ngành đào tạo mới là Kinh tế số và Công nghệ tài chính (Fintech).

Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học 2022 cho thấy những bước tiến rất lớn của lĩnh vực này trong những năm gần đây. Trước hết, số trường đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ đại học (mã ngành 7340122) liên tục tăng nhanh và tới nay đã lên tới 36 trường. Thứ hai, gần 40 trường đại học đã đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử. Tương tự như ngành thương mại điện tử, các trường đào tạo chuyên ngành này phân bố chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thứ ba, có tới 53 trường đã giảng dạy học phần thương mại điện tử tại nhiều ngành liên quan như quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, công nghệ thông tin, tiếp thị số, tài chính – ngân hàng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh thương mại hay du lịch. Thứ tư, phần lớn các trường được khảo sát đã giảng dạy các học phần liên quan trực tiếp tới thương mại điện tử như tiếp thị số (digital marketing), công nghệ tài chính (fintech), logistics và quản lý chuỗi cung ứng, v.v.. Thứ năm, chương trình đào tạo thương mại điện tử càng ngày càng có xu hướng ưu tiên hơn đối với kinh doanh dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Infomation Technology and Telecomunication – ICT). Điều này dẫn tới càng ngày càng nhiều trường giao cho các khoa kinh tế - thương mại giảng dạy ngành này. Thứ sáu, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử đông đảo và chất lượng cao hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

Nhiều bước tiến lớn khác được thể hiện rõ ràng qua cuộc khảo sát liên quan tới chương trình đào tạo, học liệu, nghiên cứu khoa học, thực tập - kiến tập và hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên, hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo thương mại điện tử, v.v…

Tuy có những bước tiến lớn như trên nhưng các trường đại học còn nhiều thử thách cần vượt qua để có thể đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực rất cao của lĩnh vực thương mại điện tử giai đoạn đến năm 2025 và xa hơn nữa.

Minh Vân

Cùng chuyên mục

Đến năm 2025 Hà Nội có thêm năm quận

Đến năm 2025 Hà Nội có thêm năm quận

Ngày 30/10, Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng bốn huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025.
Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế

Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và...

Để làm sáng rõ hơn những mối quan hệ lớn phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới ở nước ta như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề cập và nhấn mạnh trong bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", TCTG đăng tải bài viết của PGS. TS. Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương xoay quanh việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
Hợp tác ASEAN đẩy lùi COVID-19: Đoàn kết là sức mạnh!

Hợp tác ASEAN đẩy lùi COVID-19: Đoàn kết là sức mạnh!

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "Hợp tác ASEAN đẩy lùi COVID-19: Đoàn kết là sức mạnh!" của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Khẳng định vai trò dẫn dắt, định hướng, tạo đồng thuận xã hội của báo chí

Khẳng định vai trò dẫn dắt, định hướng, tạo đồng thuận xã hội...

DNTH: Đồng chí Trần Thanh Lâm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: năm 2021, hoạt động báo chí tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào thành công chung trong công tác Tuyên giáo của Đảng, nhất là đối với thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid - 19, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng gặp mặt đại diện các tầng lớp phụ nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam

Thủ tướng gặp mặt đại diện các tầng lớp phụ nữ nhân ngày Phụ...

DNTH: Chiều ngày 19/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các tầng lớp phụ nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
70 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 đã thoát khỏi cô lập

70 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 đã thoát khỏi cô lập

Theo Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến - Phó Tư lệnh Quân khu 5, khoảng 500 cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại xã Trà Leng. Trong sáng nay 30/10, lực lượng cứu nạn cứu hộ phát hiện thêm 3 thi thể nạn nhân, 12 người còn đang mất tích. Trong khi đó, 70 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 đã thoát vị trí cô lập.
Viết về xây dựng Đảng phải có cách tiếp cận đúng đắn, khách quan

Viết về xây dựng Đảng phải có cách tiếp cận đúng đắn, khách quan

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho rằng, tin, bài trên báo chí về công tác xây dựng Đảng đòi hỏi phải có cách tiếp cận đúng đắn, khách quan, giúp cho mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng làm tốt hơn vai trò lãnh đạo, giúp cho cán bộ, đảng viên soi vào đó để phấn đấu, giữ vững bản chất của người cộng sản, thực sự là tấm gương trong cuộc sống.
Lợi ích dân tộc

Lợi ích dân tộc

Khái niệm lợi ích dân tộc có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn; cho sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc. Các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa), nhân dân làm chủ đối với Tổ quốc mình.