Thứ ba, 21/03/2023, 14:17

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nhịp sống doanh nghiệp Đọc sách mỗi ngày

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

DNTH: Nguyên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta. Tên thật của ông là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ngày 23/11/1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, trong một gia đình nông dân nghèo.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các kỹ sư, công nhân ngành điện. (Ảnh tư liệu gia đình Thủ tướng). Theo: Nhân Dân
Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các kỹ sư, công nhân ngành điện. (Ảnh tư liệu gia đình Thủ tướng).

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, yêu nước, đấu tranh chống áp bức cường quyền, chính vì thế, ngay từ nhỏ ông đã sớm hình thành tư tưởng yêu nước, giác ngộ cách mạng. Cuộc đời của Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ, song rất đỗi hào hùng, vẻ vang của Đảng, đất nước và dân tộc.

Với bí danh Sáu Dân, ông Võ Văn Kiệt đã trải qua gần 70 năm hoạt động cách mạng sôi nổi, gắn liền với những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh gian khổ nhưng rất đỗi oanh liệt, vẻ vang. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, từ khi còn lăn lộn với phong trào cách mạng ở quê hương Vĩnh Long cho đến khi giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, ông Võ Văn Kiệt đã luôn hết lòng vì đất nước, vì Nhân dân, lấy phụng sự tổ quốc, phụng sự Nhân dân là lẽ sống.

Là một “kiến trúc sư” của thời kỳ đổi mới với tầm tư duy chiến lược, sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo và linh hoạt, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có cống hiến to lớn cho dân tộc, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mãi là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam học tập, noi theo.

Trong cuốn “Võ Văn Kiệt - trăm năm trong một chữ dân” (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - 2022) được phát cho các đại biểu tại hội thảo, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có bài viết về người lãnh đạo đi trước. Ông chia sẻ: “đã có người hỏi tôi trên cương vị từng là Chủ tịch nước Việt Nam, tôi đánh giá thế nào về di sản của ông Võ Văn Kiệt với đất nước, với Nhân dân, với Đảng. Theo tôi thì ông Sáu đã để lại nhiều di sản lắm. Những di sản có thể nhìn thấy bằng mắt mà ai cũng biết: thủy điện Trị An, thủy điện Thác Mơ, công trình đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam… và còn nữa là những di sản tinh thần của ông Sáu Dân - Võ Văn Kiệt, đó là tầm nhìn, là nhân cách, là sự hào sảng, là nghĩa khí của một người cách mạng thuộc thế hệ đi trước. Hiếm hoi và quý giá. Có thể theo đó học mãi cùng với thời gian”.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022), kênh "Cùng bạn đọc sách" đã giới thiệu một số cuốn sách, bài viết và bài thơ về ông. Đây là một hoạt động thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ vị Thủ tướng của Nhân dân và góp phần giúp quý bạn đọc có thêm tư liệu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của người lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Quý vị và các bạn có thể tìm hiểu chi tiết trên kênh "Cùng bạn đọc sách": 

Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: 

Đồng chí Võ Văn Kiệt với cách mạng Việt Nam:

Khoảnh khắc Võ Văn Kiệt:

Võ Văn Kiệt - một nhân cách lớn, nhà lãnh đạo tài năng suốt đời vì nước vì dân:

Võ Văn Kiệt - người thắp lửa:

Những câu chuyện về anh Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt): 

Chất ngọc Võ Văn Kiệt:

Những bài học từ phong cách lãnh đạo của bác Sáu Dân:

Bài thơ "Thủ tướng của Nhân dân":

Trường ca: dạ, tôi là Sáu Dân: 

 

PV

Cùng chuyên mục

Con nghĩ đi, mẹ không biết!

Con nghĩ đi, mẹ không biết!

DNTH: Nuôi con lớn khôn luôn là một hành trình không dễ dàng, con cái đến một độ tuổi hoặc giai đoạn nào đó sẽ trở nên bướng bỉnh, thậm chí là mè nheo khiến nhiều ông bố, bà mẹ đau đầu. Do đó, trên hành trình chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn, phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt giúp con yêu của bạn ngoan ngoãn và phát triển toàn diện hơn. Hãy cùng tìm đọc cuốn sách: "Con nghĩ đi, mẹ không biết" của tác giả Thu Hà để hiểu con hơn nhé!
Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3

Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3

DNTH: Ngày 08 tháng 3 là ngày Quốc tế Phụ nữ. Đây là dịp mà cả thế giới tôn vinh vẻ đẹp của những người phụ nữ.
Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

DNTH: Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam. Ngày 20/10/1930 Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (sau đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) đã được thành lập. 92 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Người phụ nữ Việt Nam đã khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Những nhà sáng lập siêu đẳng

Những nhà sáng lập siêu đẳng

DNTH: Ali Tamaseb là đối tác của DCVC, một công ty đầu tư rất có uy tín ở Thung lũng Silicon với hơn 2 tỷ đô la được quản lý và đầu tư vào hơn 10 công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Ông nắm giữ một số vị trí lãnh đạo và thuộc hội đồng quản trị của nhiều công ty trên khắp Hoa Kỳ cũng như toàn cầu.
Hành trình đem tri thức cho người khuyết tật

Hành trình đem tri thức cho người khuyết tật

DNTH: Thực hiện phương châm "không để ai ở lại phía sau", chương trình “Cùng bạn đọc sách: nâng tầm trí tuệ Việt” đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những người khuyết tật, người khiếm thị và những đối tượng thiệt thòi, yếu thế trong xã hội nhờ vậy giúp họ có động lực học tập suốt đời, tuy nhiên hành trình tri thức đến với họ thật không hề dễ dàng.
Biến đổi các cơ sở giáo dục đại học thành các cơ sở học tập suốt đời

Biến đổi các cơ sở giáo dục đại học thành các cơ sở học tập...

DNTH: Học tập suốt đời từ lâu đã được thế giới đặc biệt coi trọng bởi nhu cầu tất yếu của con người và xã hội trước những thách thức phải đổi mới trong thời đại công nghiệp. Những tri thức sẽ mau chóng bị “lão hóa”, vòng đời của công nghệ thông tin cũng bị rút ngắn bởi sự thay thế liên tục của kĩ thuật. Điều đó đặt ra bài toán cho nền giáo dục hiện tại và tương lai là làm thế nào để những tri thức được đưa vào trong chương trình giảng dạy không bị lỗi thời mà phải luôn được cập nhật, bắt kịp với xu thế. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng từng nhấn mạnh: “giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng là tạo cơ hội cho mọi người học tập suốt đời, tạo điều kiện và sẵn sàng cập nhật kiến thức, kỹ năng thường xuyên theo mọi nhu cầu của xã hội. Cuộc cách mạng số sẽ gạt tất cả những ai kém hiểu hiết, không chịu học tập sang một bên”.
Nguyễn Thị Định: Vị Nữ tướng đầu tiên của thời đại Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Định: Vị Nữ tướng đầu tiên của thời đại Hồ Chí Minh

DNTH: Mặc dù Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã đi xa cách đây 30 năm (26/8/1992-26/8/2022) nhưng "linh hồn" của phong trào Đồng Khởi, Thủ lĩnh của "Đội quân tóc dài" huyền thoại vẫn sống mãi trong lòng thế hệ hôm nay. Một đời chiến đấu hy sinh, Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã trở thành huyền thoại, không chỉ tiêu biểu cho phụ nữ miền Nam thành đồng đất thép Anh hùng - bất khuất-trung hậu - đảm đang mà còn là điển hình mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam. Với 72 năm tuổi đời, 56 năm hoạt động cách mạng kiên cường, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, bà được Nhân dân, chiến sỹ và phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế kính trọng; là tấm gương sáng, trao truyền những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Đoàn Thị Điểm: Một nữ sĩ, một nhà giáo Việt Nam tài đức vẹn toàn

Đoàn Thị Điểm: Một nữ sĩ, một nhà giáo Việt Nam tài đức vẹn toàn

DNTH: Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm tên nôm là làng Giữa, huyện Văn Giang (nay thuộc xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên). Bà được người đời tôn kính không chỉ vì tài văn thơ đặc sắc mà còn ở phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp. Bà chính là tấm gương tiêu biểu, là ngôi sao sáng trong hàng ngũ những nữ sĩ Việt Nam, một nhà giáo, một lương y tài đức vẹn toàn.