Thứ ba, 26/09/2023, 03:06

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Doanh nghiệp và tiêu dùng An toàn thực phẩm

LOAY HOAY GIẢI BÀI TOÁN THỊ TRƯỜNG CHO NÔNG SẢN SẠCH

DN&TH; Nhu cầu nông sản sạch, thực phẩm sạch đang gia tăng và sẽ càng mạnh hơn trong những năm tới khi mức sống của người dân được cải thiện, từ đó nâng cao nhận thức chung. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất nông sản sạch còn khá ít, nhỏ lẻ và còn nhiều hạn chế. Trong khi người sản xuất và các đơn vị phân phối vẫn chật vật tìm nguồn cung thì số đông người tiêu dùng vẫn khó tiếp cận nông sản sạch.

Đây là chủ đề được tập trung trao đổi, thảo luận tại diễn đàn “Làm thế nào để phát triển thị trường cho nông sản sạch”, do Liên minh Nông nghiệp phối hợp với tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức ngày 19/9, tại Hà Nội.

Quang cảnh diễn đàn

Thị trường nông sản sạch vẫn rất èo uột

Bất chấp nhu cầu gia tăng từ phía người tiêu dùng cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, thị trường nông sản sạch vẫn khá èo uột và chưa thể chinh phục lòng tin của người tiêu dùng.

Tại “Diễn đàn chính sách nông nghiệp số 09: Làm gì để phát triển thị trường cho nông sản sạch”, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, nông nghiệp sạch hiện mới chỉ chiếm 1%, đồng nghĩa 99% còn lại là tiềm năng vô cùng lớn với các doanh nghiệp. Ông cũng nhìn nhận: “Về chất lượng, chúng ta không thể so được với các nước hiện đại như Nhật Bản khi họ vừa là thị trường tiêu thụ, vừa trực tiếp sản xuất những sản phẩm chất lượng rất cao. Tương tự Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng vậy. Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, có lợi thế sản xuất lớn nhưng hạn chế về chất lượng, dù nhu cầu tăng rất cao nhưng thị trường nông sản sạch vẫn rất èo uột”.

Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, ông Trần Mạnh Chiến, chủ chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm cho rằng có 3 nguyên nhân:

Thứ nhất: Khách hàng dường như đang đánh đồng chữ “sạch” với chữ “ngon”, sạch là phải ngon. Người ta chưa biết quy trình sản xuất ra làm sao, có dư hóa chất hay không nhưng sản phẩm phải ngon.

Thứ hai: Việc mất lòng tin từ người dân vì có quá nhiều vụ việc thực phẩm sạch mà thực chất không sạch.

Thứ ba: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ và nếu để những quy mô nhỏ đó chứng minh với khách hàng sẽ là điều rất khó.

Ở một góc nhìn khác, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh đã nêu ra hai nguyên nhân chính đằng sau tình trạng “èo uột” của thị trường nông sản sạch. Theo ông Nghĩa: "Trong một môi trường không sạch, ai mà sạch rất khó sống, khó phát triển. Hãy tưởng tượng trong một lớp học, hầu hết mọi người đều quay cóp bài và chỉ có một hay hai người không quay cóp thì điểm sẽ rất thấp. Do đó, phải có chế tài trừng phạt mạnh mẽ những cái không trong sạch, nhất là trong nông nghiệp. Những người quản lý thị trường phải rất có kỉ luật, phải tạo cho lớp học một không khí mà học sinh nào cũng phải chăm học và phải chịu kỉ luật. Đằng này chúng ta người làm tốt cũng như người làm xấu, người làm tốt chẳng được thưởng gì còn người làm xấu cũng chẳng bị phạt”.

Những giải pháp được đưa ra

Trước thực trạng trên, để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản sạch, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh: “Phải có những chính sách lớn về nông sản sạch, nông nghiệp sạch chứ không phải đơn lẻ như hiện nay. 10 năm trời mới ra được một cái văn bản mà văn bản chưa đi vào cuộc sống là bao nhiêu. Không chỉ vậy, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Đài Loan (Trung Quốc) về phát triển công nghệ vi sinh và nông phẩm sạch như thành lập viện nghiên cứu lớn về công nghệ, có sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ và sở hữu đội ngũ chuyên gia rất sâu rộng.

Từ góc độ của người sản xuất, chị Ngô Kim Liên (chủ HTX sản xuất nấm sạch tại Quảng Bình) mong muốn rằng UBND các tỉnh, thành phố cả nước cần sớm triển khai đưa Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ đưa vào thực tiễn địa phương. Các địa phương có thể ban hành thêm các chính sách ưu tiên của tỉnh cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, huyện nên có đề án hoặc nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh, địa phương.

Về phía người tiêu dùng, bà Trần Thị Thu Hương (Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Agritech) cho rằng: quy trình quản lý chất lượng nông sản sạch từ nơi sản xuất đến các điểm tiêu thụ vẫn còn những bất cập. Vẫn còn xảy ra tình trạng thực phẩm kém chất lượng được trà trộn bán cùng thực phẩm sạch gây mất lòng tin cho người tiêu dùng. Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần tăng cường chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bên cạnh đó, theo bà Huỳnh Thúy Phương – đại diện hệ thống siêu thị My Market, việc cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch cần được thực hiện minh bạch hóa hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn, tránh tình trạng các đơn vị sản xuất chưa đạt chuẩn mà vẫn được chứng nhận, điều này sẽ gây méo mó thị trường và mất niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm hữu cơ có chứng nhận.

Rõ ràng, nông sản sạch vẫn đang phải đối mặt với bài toán về niềm tin của người tiêu dùng bởi niềm tin sẽ quyết định thái độ mua hàng. Tuy vậy, niềm tin ấy cần phải gắn với chiến lược cùng những hành động quyết liệt cả từ Chính phủ cho đến bản thân doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu.

Công ty cổ phần công nghệ nông nghiệp Agritech

Từ khóa:

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Phát hiện cơ sở “hô biến” hàng tạ tôm chết thối thành tôm nõn

Hà Tĩnh: Phát hiện cơ sở “hô biến” hàng tạ tôm chết thối thành...

DNTH: Mỗi ngày, chủ cơ sở thu mua hàng trăm kg tại các hồ nuôi với giá 10.000 đồng/kg, sau đó “hô biến” thành tôm nõn và bán ra thị trường với mức giá cao cấp 15 lần.
Cuối năm lại nóng thực phẩm “bẩn”

Cuối năm lại nóng thực phẩm “bẩn”

Những tháng cuối năm, tình trạng thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc đang có nhiều diễn biến phức tạp, khi một số đối tượng tìm cách vận chuyển thực phẩm kém chất lượng đưa ra thị trường để bán cho người tiêu dùng.
Lấy mẫu DNA bò Kobe để chống thịt bò dỏm

Lấy mẫu DNA bò Kobe để chống thịt bò dỏm

Hệ thống xét nghiệm DNA để phân biệt thịt bò Kobe giả sẽ được triển khai từ tháng 10 tới trong nỗ lực bảo vệ danh tiếng sản phẩm trứ danh của Nhật Bản.
Tăng cường kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu 2020

Tăng cường kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu 2020

Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương vừa có công văn số 1798/TCQLTT-CNV gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu 2020.
Có hay không siêu thị Tmart biến thịt thiu thành thịt sạch?

Có hay không siêu thị Tmart biến thịt thiu thành thịt sạch?

Sau khi thâm nhập làm nhân viên siêu thị Tmart Tô Hiệu, PV đã tiếp cận các đơn vị cung cấp thực phẩm cho Tmart Tô Hiệu và thu thập được nhiều thông tin quan trọng.
Hà Nội: Giết mổ gia súc, gia cầm vào nề nếp

Hà Nội: Giết mổ gia súc, gia cầm vào nề nếp

Năm 2018, trên địa bàn Hà Nội có 988 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công 937 cơ sở; giết mổ bán công nghiệp 44 cơ sở, giết mổ công nghiệp 7 cơ cở.
Hà Tĩnh: Phát hiện 300 kg thịt và nội tạng động vật bốc mùi hôi thối

Hà Tĩnh: Phát hiện 300 kg thịt và nội tạng động vật bốc mùi hôi...

Phòng Cảnh sát môi trường Công an Hà Tĩnh vừa phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ xe ô tô 89B - 00679 vận chuyển 300 kg thịt và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, đã bốc mùi hôi thối.
Nhiều loại rau quả Trung Quốc trong nhóm nguy cơ rủi ro rất cao

Nhiều loại rau quả Trung Quốc trong nhóm nguy cơ rủi ro rất cao

Gần 30 loại rau quả nhập khẩu vào Thái Lan bị xếp vào nhóm nguy cơ rủi ro rất cao về dư lượng thuốc BVTV, trong đó có nhiều loại rau quả Trung Quốc.