Thứ ba, 26/09/2023, 03:29

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nhịp sống doanh nghiệp Văn hóa

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - tấm gương sáng về nghị lực vừa qua đời

DNTH: Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay. Không đầu hàng trước số phận, ông đã rèn luyện đôi chân của mình để thay thế cho bàn tay tật nguyền và không ngừng nỗ lực học tập, làm việc và cống hiến cho đời.

Sáng 28/9, thông tin từ học trò cho biết, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - người thầy đầu tiên viết chữ bằng chân vừa qua đời rạng sáng cùng ngày tại nhà riêng sau thời gian chiến đấu với bệnh suy thận.

Tang lễ của thầy được tổ chức ở nhà riêng tại phường Phước Long B (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ) từ 8h sáng nay.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời - Ảnh 1.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký giao lưu với học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. Ảnh: Tự Trung.

Cuộc đời của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký 

Không chịu đầu hàng trước số phận, Nguyễn Ngọc Ký luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập và học rất giỏi. Năm 1962, ông được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý về tấm gương vượt khó. Sau đó một năm, ông được cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán và đạt thành tích đứng thứ 5 toàn quốc, vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi lần thứ 2.

Năm 1966 - 1970, ông học Ngữ văn tại Đại học Tổng hợp Hà Nội và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp. Cũng trong năm này, ông cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề "Những năm tháng không quên" sau đổi là "Tôi đi học". Cuốn sách hiện đã được tái bản nhiều lần.

Người thầy khuyết tật nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực

Tốt nghiệp đại học, ông trở về Nam Định làm giáo viên tại Trường cấp hai Năng khiếu huyện Hải Hậu. Mặc dù là người khuyết tật, nhưng ở thầy luôn sáng ngời ý chí và nghị lực, thầy đã truyền lửa và chỉ dậy cho biết bao thế hệ học trò. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”.

Cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã đi vào những trang sách giáo khoa và gắn liền với ký ức của rất nhiều thế hệ học sinh cả nước. Ông là tấm gương cho sự kiên trì, quyết tâm, lòng ham học cho nhiều thế hệ. Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký đã được đưa thành bài học trong sách giáo khoa một số lớp như: Em Ký đi học (sách tập đọc lớp 3 từ 1964 - 1983), Anh Ký đi học (sách Kể chuyện lớp 4 từ 1983 - 2000), Bàn chân kỳ diệu (sách Tiếng Việt lớp 4 từ 2000 đến nay). 

Có lẽ, cuộc đời luôn mang đến cho mỗi nguời một niềm vui nho nhỏ, với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, niềm đam mê với nghề giáo đã mang đến cho ông nhiều thành công và hạnh phúc. Năm 1983 ông đạt giải Nhất Hội giảng giáo viên giỏi toàn tỉnh Hà Nam Ninh (nay tách thành tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định). Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú". Sau đó hơn một năm, thầy Ký chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh để vừa công tác vừa chữa bệnh. Trong một lần tâm sự về nghề nghiệp, thầy Nguyễn Ngọc Ký từng chia sẻ: “nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội”.

Năm 2005, thầy Nguyễn Ngọc Ký đến tuổi nghỉ hưu nhưng ông vẫn tham gia sáng tác văn học cho thiếu nhi và làm tư vấn Tâm lý giáo dục qua tổng đài 1088 của Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng vào năm này, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết". Ông được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ. Ông đã thực hiện 1.500 buổi nói chuyện tại các trường trên cả nước và là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời - Ảnh 2.
Suốt cả cuộc đời, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học trò. Ảnh chụp năm 2014 (V.V.TUÂN).

Trong Ngày Hội Sách và Văn hóa đọc năm 2014 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã có buổi giao lưu giới thiệu cuốn sách "Biết học hết mình" với đông đảo bạn đọc yêu sách. 

Những năm cuối đời, dù bệnh tật hiểm nghèo, phải chạy thận nhân tạo thường xuyên và phải nằm một chỗ trong bệnh viện nhưng nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký vẫn dành thời gian viết sách và truyện cổ tích cho thiếu nhi. 

Ông là tác giả của hơn 30 tác phẩm văn học gồm: thơ, văn, truyện ký, sách hướng dẫn phương pháp học tập và kỹ năng sống. Trong đó nhiều cuốn nổi tiếng được nhiều người yêu thích như: Tôi đi học, Tôi học đại học, Những tâm hồn dấu yêu, Biết học hết mình, Tôi dạy học, Lời vàng trao con…

Sau hơn 29 năm chiến đấu với bệnh suy thận, vào 2h sáng ngày 28/9, Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã qua đời tại tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. Dù đã đi xa nhưng ông mãi là một tấm gương sáng về nghị lực vượt lên số phận được nhiều người yêu quý, ngưỡng mộ và cảm phục. Cuộc đời và những cống hiến của thầy Nguyễn Ngọc Ký sẽ mãi còn in đậm trong tâm trí người thân, đồng nghiệp, các thế hệ học trò và người dân Việt Nam hôm nay và mai sau.

Minh Ngọc

Cùng chuyên mục

Những phong tục cổ truyền trong dịp Tết của người Việt

Những phong tục cổ truyền trong dịp Tết của người Việt

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, trong dịp này có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn,...
Hành trình di sản: Tết đến, xuân về, thời khắc của những yêu thương

Hành trình di sản: Tết đến, xuân về, thời khắc của những yêu thương

Từ bao đời, Tết ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt với những xúc cảm đong đầy yêu thương. Tết không chỉ là những hoạt động văn hóa mang tính biểu trưng mà còn là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại với tương lai, là mạch nguồn di sản thăng hoa và hội tụ.
Nam Định: Khai ấn Đền Trần xuân Kỷ Hợi 2019

Nam Định: Khai ấn Đền Trần xuân Kỷ Hợi 2019

DNTH: Tối ngày 18/2/2019 (tức 14, tháng Giêng, Kỷ Hợi) đã diễn ra lễ Khai ấn Đền Trần xuân Kỷ Hợi 2019. Lễ khai ấn đền Trần diễn ra tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vượng, TP.Nam Định. Đến dự lễ khai ấn có lãnh đạo tỉnh Nam Định và các sở ban, ngành địa phương.
Chùa Bổ Đà (Việt Yên) được công nhận là điểm du lịch của tỉnh

Chùa Bổ Đà (Việt Yên) được công nhận là điểm du lịch của tỉnh

DN&TH: Sáng ngày 29-1 (mùng 5 tháng Giêng), tại chùa Bổ Đà, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức Lễ khai mạc triển lãm, trưng bày Mộc bản chùa Bổ Đà và công bố quyết định của UBND tỉnh công nhận điểm du lịch chùa Bổ Đà.
Gần 2 triệu học sinh Hà Nội tưng bừng khai giảng năm học mới

Gần 2 triệu học sinh Hà Nội tưng bừng khai giảng năm học mới

DN&TH; Cùng với hàng triệu học sinh, sinh viên ngành giáo dục trong cả nước đón chào năm học mới, sáng nay 5/9 gần 2 triệu học sinh của nhiều trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng năm học mới (2018 – 2019) trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò
Chương trình kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa: Ấn tượng, đậm chất sử thi

Chương trình kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa: Ấn tượng, đậm chất sử thi

DN&TH; Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa dự kiến diễn ra tại quảng trường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa vào 20 giờ ngày 8/5/2019. Với không gian rộng, chương trình có thể phục vụ cho khoảng 20 ngàn người, được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam và Đài PTTH Thanh Hóa.
Lần đầu tiên tổ chức Festival Thu Hà Nội

Lần đầu tiên tổ chức Festival Thu Hà Nội

DNTH: Lần đầu tiên, thành phố Hà Nội tổ chức Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu” nhằm quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch mùa Thu Hà Nội, thu hút du khách đến với Thủ đô.
Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính sách

Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính...

DNTH: Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 387/TB-VPCP ngày 22/12/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Truyền thông chính sách: Nhận thức - hành động - nguồn lực.