Thứ năm, 23/03/2023, 23:49

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức và sự kiện Tin Tức

Nhiều thiệt thòi với lao động phi chính thức

DN&TH; Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, hiện nay, lao động phi chính thức (LĐPCT) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của cả nước, song dường như chính sách cho những đối tượng này lại chưa được quan tâm đúng mức. Dẫn đến tình trạng 98% số lao động không được đóng bảo hiểm, cũng như tiền lương nhận được cũng thấp hơn rất nhiều so với lao động chính thức (LĐCT). Đây thực sự là khoảng trống không nhỏ cần được lấp để hướng tới bình đẳng cho khối lao động này.

98% lao động không có BHXH

Báo cáo LĐPCT tại Việt Nam của Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, hiện quy mô của LĐPCT khá lớn, với trên 18 triệu người và chiếm 57,2% tổng số lao động phi nông nghiệp. Xét về mặt tổng số, lao động có việc làm chính thức và phi chính thức đều có xu hướng tăng. Theo ngành kinh tế, lao động làm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có xu hướng giảm (giảm từ 24,0 triệu người năm 2014 xuống còn 21,8 triệu người năm 2016).

Tỷ lệ LĐPCT cao ở nhóm tuổi thanh niên 15 - 24 tuổi chiếm 60,2% và nhóm từ 55 tuổi trở lên chiếm 74,4%. Tỷ lệ qua đào tạo của LĐPCT là khá thấp, 14,8%, thấp hơn mức chung của lao động có việc làm của toàn bộ nền kinh tế 5,7% và thấp hơn so với LĐCT là 17,4%.

Trong số các lao động phi nông nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động có việc làm phi chính thức chiếm đến 71,9%. Báo cáo cũng cho thấy, có gần 44% LĐPCT được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương, trong đó có hơn 32% là lao động tự làm và gần 12% là lao động gia đình không được trả lương, trong khi đó chỉ có 14% LĐCT được xếp vào nhóm này. Nữ giới có xu hướng làm các công việc dễ bị tổn thương hơn nam giới. Có hơn 31% LĐPCT nam giới được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương trong khi con số này ở nữ giới lên tới 59,6%.

Tiền lương bình quân mỗi tháng của LĐPCT thấp hơn LĐCT ở tất cả các vị thế việc làm.Cụ thể tiền lương bình quân của nhóm LĐCT vào khoảng 6,7 triệu đồng/tháng, trong khi đó tiền lương mà LĐPCT nhận được ch

ỉ bằng gần nửa con số đó, với khoảng 4,4 triệu đồng/tháng. Mức tiền lương này cao hơn 1,5 lần tiền lương tối thiểu vùng IV, và chỉ cao hơn 12,6% tiền lương tối thiểu vùng I.

Đáng báo động là, hầu hết LĐPCT không có báo hiểm xã hội (BHXH), chiếm tới gần 98%. Chỉ 0,2% số lao động trong nhóm này được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện. Trong khi đó, tỷ lệ LĐCT có BHXH bắt buộc rất cao (80,5%). Điều này dễ dẫn đến tình trạng họ không có cơ hội thụ hưởng những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, nhất là khi hết độ tuổi lao động.

 

Cần được quan tâm hơn

Các chuyên gia cho rằng, LĐPCT là vấn đề lớn cần được quan tâm hơn, bởi phần lớn nhóm này tập trung nhiều ở khu vực nông thôn và đang đối mặt với nhiều thiệt thòi, bất lợi so với LĐCT. Sự yếu thế của họ thể hiện trên những phương diện chính là: chất lượng lao động, phân bố việc làm, thời gian làm việc.

Chẳng hạn, lao động làm công ăn lương phi chính thức làm nhiều hơn 2 giờ so với lao động làm công ăn lương chính thức, cao hơn số giờ làm việc theo quy định (49,2 giờ/47,2 giờ). Ngoài ra họ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, như về địa điểm làm việc, 10,5% LĐPCT phải làm việc lưu động ở vỉa hè, lề đường; làm việc ở các chợ 8,6%; làm việc ngoài trời (6,4%). Nhóm này rất dễ bị tác động bởi các chính sách quản lý nhà nước về trật tự hè phố, an toàn thực phẩm, cũng như tác động điều kiện tự nhiên, thời tiết...

Đáng chú ý, về thu nhập, tiền lương bình quân của LĐPCT là 4,44 triệu đồng/tháng, chỉ bằng 58% tiền lương bình quân của LĐCT. Mức tiền lương này cao hơn 1,5 lần tiền lương tối thiểu vùng 4 và chỉ cao hơn 12,6% tiền lương tối thiểu vùng 1. Với con số này, người lao động rất khó bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Khánh Linh

Nhằm quan tâm hơn đối với nhóm lao động này, giúp họ không phải chịu sự thiệt thòi, cũng như bị “bỏ quên” của chính sách, các chuyên gia cho rằng. Trước hết, cần đẩy mạnh quá trình chính thức hoá khu vực phi chính thức. Khi chuyển đổi thành khu vực chính thức, sẽ có cơ hội tăng đầu tư, mở rộng tốt hơn cơ hội tiếp cận tín dụng. Từ đó, tiền lương cho người lao động có khả năng cao hơn, tăng lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, cần tăng cường chính sách công và sự bảo vệ đối với LĐPCT. Đặc biệt là phát triển chương trình BHXH tự nguyện

 

Cùng chuyên mục

Tạp chí Việt Nam Hội Nhập ra mắt cơ quan đại diện đồng bằng sông Hồng

Tạp chí Việt Nam Hội Nhập ra mắt cơ quan đại diện đồng bằng sông...

Tạp chí Việt Nam Hội Nhập (VNHN) đã chính thức ra mắt cơ quan đại diện đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Nam Định
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải giữ cho được truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải giữ cho được truyền thống văn...

DNTH: Sáng 26/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri các quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng để báo cáo kết quả kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ

Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ram Nath Kovind, sáng 2/3, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 2-4/3.
Thủ tướng Na Uy đánh giá cao vai trò quốc tế và khu vực của Việt Nam

Thủ tướng Na Uy đánh giá cao vai trò quốc tế và khu vực của Việt Nam

Thủ tướng Na Uy đánh giá cao vai trò quốc tế và khu vực ngày càng nâng cao của Việt Nam, nhất là việc tổ chức thành công các hội nghị quốc tế lớn.
Hội nghị Chính phủ với địa phương: 2020 thành công nhất trong 5 năm qua

Hội nghị Chính phủ với địa phương: 2020 thành công nhất trong 5 năm qua

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn, dù còn những hạn chế, có chỉ tiêu chưa làm được, nhưng như trong báo cáo của Chính phủ, năm 2020 thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm qua.
Hà Nội: Nhân viên Bưu chính, nhân viên giao hàng của siêu thị vẫn được hoạt động

Hà Nội: Nhân viên Bưu chính, nhân viên giao hàng của siêu thị vẫn...

DNTH: Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, ông Vũ Văn Viện cho biết, Sở Giao thông đang thực hiện tổ chức lại giao thông vận tải trên địa bàn, theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg thì xác định có 3 đối tượng ưu tiên đi lại trong thời gian giãn cách. Theo đó, sẽ tạm dừng hoạt động vận chuyển đối với đội ngũ Shipper (giao hàng) tự do, ngoại trừ nhân viên Bưu chính, nhân viên giao hàng của siêu thị, theo tinh thần Chỉ thị số 17/CT-UBND của thành phố Hà Nội.
Gần 1000 thí sinh tham dự Đại hội TOEIC 2022 do trung tâm Anh ngữ Ms Hoa TOEIC tổ chức

Gần 1000 thí sinh tham dự Đại hội TOEIC 2022 do trung tâm Anh ngữ Ms Hoa...

DNTH: Ngày 12/11, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Ms Hoa TOEIC đã tổ chức Đại hội TOEIC 2022 nhằm tạo ra cơ hội thử sức và học hỏi cho người học tiếng Anh với quy mô gần 1000 thí sinh. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên, người đi làm trải nghiệm bài thi thử theo chuẩn quốc tế hoàn toàn miễn phí, đồng thời học hỏi, cọ xát, mở rộng kết nối với những người học khác.
Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống lực lượng hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh Nam Định

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống lực lượng hồ sơ nghiệp vụ Công an...

DNTH: Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Phòng Hồ sơ Nghiệp vụ, Công an tỉnh Nam Định dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh, sự quan tâm, phối hợp của các lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của tập thể Chi bộ, đơn vị, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ đã từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, nhanh chóng sắp xếp, lưu trữ khoa học, kịp thời phục vụ mọi yêu cầu công tác.