Thứ năm, 23/03/2023, 23:39

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông nghiệp 4.0

Phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng

Triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.
Phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng
Ảnh minh họa

Mục tiêu chung của Kế hoạch là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5-3%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (nông nghiệp) đạt bình quân từ 7-8%/năm.

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (nông sản) được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 8%/năm; tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 5%/năm.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 25%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%; trên 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Cơ cấu theo 3 nhóm sản phẩm

Một trong những nhiệm vụ đến năm 2025 của Kế hoạch là cơ cấu theo 3 nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm đặc sản địa phương.

Trong đó, nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Ưu tiên nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các chuỗi giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu quốc gia. Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.

Với nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường, có cơ chế chính sách ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh. Đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; tăng cường chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Đối với các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh có tiềm năng phát triển quy mô lớn, tăng cường liên kết giữa các địa phương để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng cơ giới hóa gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản có chính sách, giải pháp và nguồn lực để mở rộng quy mô, chất lượng và thương hiệu sản phẩm để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia khi đủ điều kiện.

Nhóm sản phẩm địa phương: Tập trung triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn.

Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm để từng bước đẩy mạnh thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực

Nhiệm vụ khác của Kế hoạch là cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp.

Trong đó, cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực xuống còn khoảng 35%, cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 2,1% và cây công nghiệp lâu năm còn khoảng 14,5%, tăng tỷ trọng cây ăn quả lên 21%, rau 17% nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới.

Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, hướng tới giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ. Đến năm 2025, sản lượng thịt xẻ các loại đạt từ 5-5,5 triệu tấn. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường.

Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững giữa các địa phương nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và của từng địa phương: Vùng trung du miền núi phía bắc; vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung bộ; vùng duyên hải Nam Trung bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thu Hà

Theo VNHN

Cùng chuyên mục

Chúng ta phải mạnh dạn sửa sai về hợp tác xã

Chúng ta phải mạnh dạn sửa sai về hợp tác xã

DNTH: Trên nhiều diễn đàn ông đã nói chúng ta để quá lâu tình trạng Hợp Tác xã được thành lập và hoạt động theo kiểu hành chính, kém hiệu quả mà cần phải tổ chức lại.
BR-VT: Hơn 1.000 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

BR-VT: Hơn 1.000 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hầu hết các dự án nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, tỷ lệ ứng dụng công nghệ còn thấp, mới chỉ từng phần.
Nông nghiệp Hà Nội: Nâng cao năng lực chế biến nông sản

Nông nghiệp Hà Nội: Nâng cao năng lực chế biến nông sản

DNTH: Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro bởi phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, đặc biệt khi dịch Covid - 19 tác động mạnh đến chuỗi sản xuất - cung ứng. Do vậy, phát triển công nghiệp chế biến được coi là giải pháp tối ưu để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm nguồn nông sản phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu... đáp ứng đòi hỏi này, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành các chuỗi sản xuất khép kín, từ đó nâng cao năng lực chế biến nông sản.
Tập đoàn GFS với khát vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc

Tập đoàn GFS với khát vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ công nghệ...

Là một trong những tên tuổi hàng đầu ở lĩnh vực đầu tư bất động sản tại Việt Nam nhưng vài năm trở lại đây, Tập đoàn GFS đã gây bất ngờ cho giới đầu tư khi tập trung nhiều tài lực, vật lực vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. Nhằm làm rõ hơn những thay đổi trong chiến lược kinh doanh này, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Xuân Hồi – Phó TGĐ Tập đoàn GFS.
Câu chuyện phát triển kinh tế hợp tác nhìn từ Hà Nội

Câu chuyện phát triển kinh tế hợp tác nhìn từ Hà Nội

DNTH: Sau khi hợp nhất với Hà Tây cũ, Thủ đô Hà Nội trở thành một vùng đất có tỷ lệ nông nghiệp, nông thôn, nông dân lớn, nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển...
 Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

DNTH: Với những lợi thế sẵn có của “vùng đất trăm nghề”, thành phố Hà Nội đã và đang tận dụng để phát triển du lịch nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, hướng đến xây dựng nông thôn mới bền vững, toàn diện.
Sâm Bố Chính Tuệ Lâm vươn mình khẳng định vị thế tại miền Bắc

Sâm Bố Chính Tuệ Lâm vươn mình khẳng định vị thế tại miền Bắc

DNTH: Ngay những ngày đầu tháng 10, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm (công ty Tuệ Lâm). Đã có những bước tiến mạnh mẽ, khẳng định thương hiệu Sâm Bố Chính Tuệ Lâm – nhân sâm Việt đến với người tiêu dùng cả nước nói chung và tại miền Bắc nói riêng.
Nông nghiệp thẳng đứng: Kỷ nguyên mới của Nông nghiệp đô thị 4.0

Nông nghiệp thẳng đứng: Kỷ nguyên mới của Nông nghiệp đô thị 4.0

Cuộc nở rộ của các “nông trại thẳng đứng” tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy sức ảnh hưởng của hình thức canh tác này và tiềm năng phát triển nền nông nghiệp đô thị 4.0.