Thứ ba, 26/09/2023, 03:12

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông thôn xanh

Phú Thọ: Hơn 60 ha lúa có nguy cơ gặp hạn vì mương thủy lợi bị phá

DNTH: Nông dân xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) lo lắng, bức xúc khi đơn vị thi công dự án mở rộng Khu công nghiệp (KCN) Trung Hà đã tự ý phá hủy hoàn toàn 400 m tuyến kênh tưới tiêu khiến hơn 60 ha lúa, hoa màu có nguy cơ gặp hạn.

Lúi húi nhặt cỏ bên ruộng lúa xanh rì nhưng bà Chu Thị Vượng (khu 14, xã Dân Quyền) vẫn không khỏi lo lắng khi lúa đang chuẩn bị kỳ trổ đòng mà kênh mương tưới tiêu duy nhất cho cánh đồng này vừa bị phá hủy.

Bà Chu Thị Vượng bức xúc khi kênh bị phá, nguy cơ ảnh hưởng đến vụ mùa
Bà Chu Thị Vượng bức xúc khi kênh bị phá, nguy cơ ảnh hưởng đến vụ mùa.

“Lúa đang xanh tốt thế này nhưng tôi lo lắm. Cả cánh đồng Hồng Đà này có kênh mương duy nhất thì lại bị KCN Trung Hà phá bỏ. Vài tuần nữa lúa trổ đòng, không có nước thì làm sao hạt thóc chắc được”, bà Vượng lo lắng.

Gia đình bà ít đất cấy lúa, nay còn hơn 1 sào ruộng làm lấy thóc ăn thì mùa này sẽ nguy cơ thiếu gạo khi ruộng khô nước vì mương thủy lợi bị phá.

Chung nỗi lo, bà Lịch (khu 15, xã Dân Quyền) bày tỏ, KCN được mở rộng, giúp phát triển kinh tế là tốt nhưng việc triển khai dự án nên phải xem xét lại.

"Cả cánh đồng rộng thế này chỉ có con mương tưới tiêu duy nhất thì bị phá hủy, dân chúng tôi lấy nước ở đâu để phục vụ cày cấy?", bà bức xúc.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 29/7, Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình Thủy lợi Phú Thọ có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ và cơ quan liên quan báo cáo về việc đơn vị thi cộng tự ý phá hủy công trình thủy lợi, gây ảnh hưởng lớn đến phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Dân Quyền.

Cụ thể, hiện nay Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ KCN tỉnh Phú Thọ (đơn vị chủ đầu tư) đang triển khai thi công san lấp mặt bằng thuộc các dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật KCN Trung Hà (giai đoạn mở rộng và giai đoạn 2), trong đó có hạng mục san lấp mặt bằng tại xứ đồng Hồng Đà cũ (nay là xã Dân Quyền).

Hiện nay tại khu vực san lấp, Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình Thủy lợi Phú Thọ đang phục vụ tưới tiêu cho khoảng 60 ha đất sản xuất nông nghiệp tại xứ đồng trên.

Kênh mương duy nhất phục vụ tưới cho khoảng 60ha đã bị đơn vị thi công KCN Trung Hà tự ý phá dỡ mất gần 400m
Kênh mương duy nhất phục vụ tưới cho khoảng 60 ha đã bị đơn vị thi công KCN Trung Hà tự ý phá dỡ mất gần 400 m.

Tuy nhiên ngày 29/7, qua kiểm tra thực tế hiện trạng khu vực đang san lấp mặt bằng, đơn vị thi công đã tự ý phá hủy hoàn toàn tuyến kênh cấp 1 bằng gạch xây (kích thước kênh BxH = 0,8 x 1,4m), chiều dài khoảng 400 m, gây ảnh hướng lớn đến công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện cho đến trước khi tuyến kênh bị phá hủy, Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình Thủy lợi tỉnh Phú Thọ không được chủ đầu tư thông báo thu hồi hay phối hợp để có phương án cấp nước thay thế. Do diện tích phục vụ lớn, nguồn điện xa nên hiện nay Công ty đang rất khó khăn trong việc tìm nguồn cấp nước cho diện tích trên.

Cùng ngày, UBND huyện Tam Nông cũng có văn bản số 1628/UBND-NN gửi BQL các KCN tỉnh Phú Thọ và Trung tâm Phát triển hạ tầng và Dịch vụ KCN tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị hoàn trả lại hệ thống kênh dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại KCN Trung Hà.

Theo đó, để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và đồng thuận trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND huyện Tam Nông đề nghị các đơn vị trên sớm bố trí làm việc với Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình Thủy lợi Phú Thọ và UBND huyện Tam Nông để xác định tuyến kênh bị phá san lấp.

Đồng thời thống nhất giải pháp khắc phục việc bơm dẫn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, trước mắt là sản xuất vụ mùa, tránh để xảy ra bức xúc trong nhân dân.

Đến ngày 1/8, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản số 2936/UBND-CNXD về việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi tại xã Dân Quyền, huyện Tam Nông.

KCN Trung Hà có diện tích khoảng 200ha, đang trong quá trình thực hiện mở rộng, giai đoạn 2
KCN Trung Hà có diện tích khoảng 200 ha, đang trong quá trình thực hiện mở rộng, giai đoạn 2.

Ngày 2/8, đại diện Chi cục Thủy lợi tỉnh Phú Thọ, Trung tâm phát triển hạ tầng và Dịch vụ KCN tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Tam Nông, UBND xã Dân Quyền và Công ty Newton, Công ty PVC (đơn vị thi công) cùng nhau lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi tại xã Dân Quyền.

Biên bản nêu rõ, hành vi tự ý phá dỡ công trình thủy lợi của đơn vị thi công đã vi phạm khoản 8 Điều 8 Luật Thủy Lợi. Sở NN và PTNT đề nghị UBND huyện Tam Nông thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, để đảm bảo việc cấp nước phục vụ sản xuất cho khoảng 60 ha diện tích đất nông nghiệp do tuyến kênh trên phục vụ, yêu cầu Công ty Newton và Công ty PVC thực hiện khôi phục lại 360 m kênh đã bị phá hủy xong trước ngày 5/8/2022.

Tuyến kênh phải đảm bảo quá trình vận chuyển nước không để xảy ra thất thoát ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất trong khu vực.

KCN Trung Hà nằm ở xã Hồng Đà, xã Thượng Nông cũ (nay là xã Dân Quyền), huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ được Thủ tướng Chính Phủ có ý kiến cho phép thành lập và đầu tư tại văn bản số 655/TTg-CN ngày 27/5/2005.

KCN này có diện tích 200 ha (giai đoạn 1 là 136 ha, giai đoạn 2 là 64 ha). Lĩnh vực khuyến khích đầu tư gồm Cơ khí lắp ráp, điện tử; Chế biến nông lâm sản; Sản xuất hàng tiêu dùng; Sản xuất VLXD cao cấp; Công nghiệp hỗ trợ; Chế biến khoáng sản.

 

Theo Đại đoàn kết

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách phát triển rừng gỗ lớn

Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách phát triển...

DNTH: Ngày 23/10/2020, Báo Nông nghiệp có bài phản ánh: Từ thực tế địa phương, Chi cục trưởng Kiểm lâm Thanh Hóa cho rằng, muốn người dân trồng rừng tham gia trồng rừng gỗ lớn thì cây trồng phải đa dạng để người dân lựa chọn. Vì vậy, các nhà khoa học trong lĩnh vực trồng rừng cần đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn các loài cây trồng lâm nghiệp thích hợp cho mỗi vùng sinh thái khác nhau, phục vụ trồng rừng kinh tế.
Xử lý ô nhiễm nước thải làng nghề: Vì sao chưa hiệu quả?

Xử lý ô nhiễm nước thải làng nghề: Vì sao chưa hiệu quả?

Việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề mặc dù đã được Chính phủ quan tâm, thế nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn chưa được kiểm soát và xử lý thực sự hiệu quả.
Bị EU phạt

Bị EU phạt

Việt Nam có thể bị cấm xuất khẩu hải sản sang thị trường EU nếu không khắc phục được những thiếu sót
Bỏ việc ở Hà Nội, 8X Phú Thọ về quê trồng vườn hoa hồng "khủng"

Bỏ việc ở Hà Nội, 8X Phú Thọ về quê trồng vườn hoa hồng "khủng"

Với đam mê hoa hồng, chàng trai 8x Đào Mạnh Hùng (khu 8, xã Tứ Mỹ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đã từ bỏ công việc công nhân ở Hà Nội, trở về quê hương lập nghiệp. Và hiện nay, anh là chủ của cả một "cơ ngơi" trồng hoa hồng rộng gần 2ha, có hơn 1 vạn cây hồng, với nhiều loại hồng cổ Việt Nam, cùng hơn 300 giống hồng ngoại.
Lâm Đồng: Bà con dân tộc liên kết trồng atisô

Lâm Đồng: Bà con dân tộc liên kết trồng atisô

Thời gian qua, bà con dân tộc thiểu số ở xã Đạ Sar, Đa Nhim (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã thoát nghèo nhờ trồng atisô bán cho Công ty Cổ phần Dược liệu Ladophar.
Đổi mới tư duy, gắn kết làm giàu, giảm nghèo bền vững

Đổi mới tư duy, gắn kết làm giàu, giảm nghèo bền vững

DNTH: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở huyện Chư Pah đã được đông đảo hội viên hưởng ứng. Toàn huyện có hơn 5.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Gia đình chị Rơ Châm Gil là một trong những hộ nông dân điển hình cho phong trào này.
An Giang: Sống khỏe re bởi nghề nuôi lươn đồng trong bể xi măng

An Giang: Sống khỏe re bởi nghề nuôi lươn đồng trong bể xi măng

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển sang nghề nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, sử dụng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp (dạng viên) đã mang lại hiệu quả cao bởi kỹ thuật nuôi đơn giản, giá cả đầu ra ổn định và luôn ở mức cao.
Giảm phát thải khí mê-tan trong ngành nông nghiệp

Giảm phát thải khí mê-tan trong ngành nông nghiệp

DNTH: Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là thực hiện nỗ lực quốc gia nhằm giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.