Thứ ba, 21/03/2023, 14:13

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Góc nhìn doanh nghiệp - doanh nhân Chính sách mới

Sửa đổi hướng dẫn đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP

DNTH: Chính phủ ban hành Nghị định số 9/2022/NĐ-CP ngày 12/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
CPTPP(1)
Nghị định số 09/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 quy định về đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế. Ảnh: internet.

Theo quy định mới, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cơ quan mua sắm phải tổ chức đấu thầu nội khối theo quy định, trừ trường hợp người có thẩm quyền xét thấy cần tổ chức đấu thầu quốc tế để mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án, gói thầu.

Trường hợp tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp dịch vụ, cơ quan mua sắm thực hiện như sau: đối với gói thầu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu;

Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu;

Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland tham dự thầu;

Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ thuộc mã CPC 75231 (các dịch vụ mạng dữ liệu), CPC 75232 (các dịch vụ thông tin và tin nhắn điện tử), CPC 84 (dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan) quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu, hoặc chỉ cho phép nhà thầu trong nước tham dự thầu.

Trường hợp tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp hàng hóa, cơ quan mua sắm thực hiện như sau: đối với gói thầu cung cấp hành hóa quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm chỉ cho phép nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên tham dự thầu;

Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà  thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu.

Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Bắc Ireland tham dự thầu.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung 2 điều kiện để công nhận nhà thầu đạt tư cách hợp lệ. Theo đó, nhà thầu là tổ chức, cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định số 95/2020/NĐ-CP và thêm điều kiện: Không chịu phán quyết cuối cùng của tòa án về việc phạm tội nghiêm trọng hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác trong vòng 3 năm trước thời điểm đóng thầu; không có bằng chứng về việc nhà thầu có hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp trong vòng 3 năm trước thời  điểm đóng thầu.

Nghị định cũng bổ sung Khoản 7 vào Điều 7 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Nghị định quy định trường hợp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Nhà thầu tham dự thầu không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và tài chính đối với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó nếu nhà thầu tư vấn cũng là công ty con thuộc tập đoàn.

Xem Nghị định số 09/2022/NĐ-CP

Xem Nghị định số 95/2020/NĐ-CP 

Nguyên Khánh

Cùng chuyên mục

3 chính sách mới về hưu trí có hiệu lực từ 1-1-2020

3 chính sách mới về hưu trí có hiệu lực từ 1-1-2020

Theo lộ trình trong Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, đến năm 2020, sẽ có 3 chính sách lớn về hưu trí có hiệu lực:
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4

Lệ phí trước bạ với ôtô bán tải sẽ tăng hàng chục triệu đồng từ 10/4; chợ phải cách kho xăng tối thiểu 80 m để đảm bảo an toàn.
Ngân hàng 100% vốn ngoại phải có vốn pháp định 3.000 tỷ đồng

Ngân hàng 100% vốn ngoại phải có vốn pháp định 3.000 tỷ đồng

DN&TH; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định về mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng do có phát sinh một số vấn đề.
Cho vay hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý không quá 96 tỷ đồng

Cho vay hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý không quá 96 tỷ...

DNTH: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.
Bỏ quy định lãnh đạo DNNN phải là công chức nhằm chống tham nhũng

Bỏ quy định lãnh đạo DNNN phải là công chức nhằm chống tham nhũng

Bộ Nội vụ đề xuất sẽ bỏ quy định lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước phải là công chức, viên chức. Theo đó, việc bỏ quy định lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập là cán bộ, công chức sẽ giúp ngân sách Nhà nước tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí vật chất, phòng chống tham ô, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Xây dựng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm chủ lực

Xây dựng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm chủ lực

Bộ tiêu chuẩn chung đối với trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất đã được ban hành, bước tiếp theo sẽ xây dựng cho từng sản phẩm cụ thể.
Kinh tế số: đã đến lúc ngưng hô hào, nên đi vào chiều sâu

Kinh tế số: đã đến lúc ngưng hô hào, nên đi vào chiều sâu

TBKTSG đã có cuộc trò chuyện cà phê đầu năm cùng ông Phí Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty Tư vấn công nghệ P.A.T, kiêm Phó chủ tịch Hội Tin học TPHCM, cố vấn cộng đồng giám đốc công nghệ thông tin (CIO) và IT Leader Việt Nam quanh từ khóa “kinh tế số” và những tác động đến đời sống kinh tế, xã hội đang diễn ra.
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực kể từ tháng 9/2021

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực kể từ tháng 9/2021

DNTH: Các chính sách về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Nghị định mới về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Quy định mới về chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng; phân loại cảng biển; thành lập quỹ phòng, chống thiên tai là những chính sách tiêu biểu có hiệu lực kể từ tháng 9 năm 2021.