Giá gà đang ở mức thấp kỷ lục 10 năm qua khi có loại chỉ còn 11.000-12.000 đồng/kg. Với mức giá này thịt gà đang rẻ hơn nhiều loại rau bán ở chợ, siêu thị.
Quá nhiều đột phá khi tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam đạt mức 7,02%, thuộc nhóm các nước cao trong khu vực và thế giới. Dẫu tăng trưởng cao nhưng không thể phủ nhận Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức như: thực trạng doanh nghiệp còn yếu, kém hiệu quả, rất nhiều lĩnh vực trận địa còn bỏ trống. Cách nào giải bài toán tốc độ tăng trưởng đi kèm chất lượng cao?
2019 là năm thứ 3 liên tiếp ngành hàng thịt lợn bị khủng hoảng. Đây được xem là năm sóng gió nhất trong lịch sử, bởi người chăn nuôi không chỉ đối diện với dịch bệnh mà còn quay cuồng trong cơn “bão giá”.
Những tưởng, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn lãi đậm khi giá thịt lợn tăng cao, nông dân liên kết chăn nuôi với họ sẽ được chia sẻ lợi nhuận. Tuy nhiên, nông dân vẫn đứng ngoài cuộc. Nếu tiếp tục để các doanh nghiệp chăn nuôi lớn thâu tóm thị trường, nông dân không tự chủ chăn nuôi quy mô lớn, giá thịt lợn khó giảm nhanh.
Theo một số doanh nghiệp (DN) nhập khẩu thịt heo, nguồn cung mặt hàng này ra thị trường sắp tới sẽ dồi dào hơn khi giá heo thế giới hạ nhiệt do Trung Quốc giảm mua. Tại Chicago (Mỹ), giá thịt heo cuối tháng 6 giảm đến 37,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, sau 10 năm triển khai Chiến lược phát triển, chăn nuôi Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn, tăng trưởng rất nhanh, tuy nhiên cũng có lúc phải giải cứu vì không liên kết chuỗi. Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản mỗi năm trên 40 tỷ USD, nhưng “soi kính hiển vi” cũng không thấy sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu, chỉ được ít mật ong, trứng muối, lợn sữa...