Thứ bảy, 03/06/2023, 21:44

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Tin tức kinh tế

Việt Nam cam kết mạnh mẽ về tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất

DNTH: Là chia sẻ của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại các buổi tiếp xúc, các diễn đàn với các doanh nghiệp tại Singapore và Brune trong chuyến thăm chính thức tới hai nước vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Singapore và Việt Nam; tọa đàm với 32 quỹ đầu tư lớn của Singapore và quốc tế có trụ sở tại Singapore để thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) và tọa đàm với các doanh nghiệp năng lượng-hóa chất hàng đầu Brunei; tiếp lãnh đạo nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Standard Chartered, Sembcorp, Temasek Holding…

Qua chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ đã gửi tới các đối tác, doanh nghiệp, nhà đầu tư Singapore, Brunei và quốc tế thông điệp quan trọng về những định hướng lớn của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đã và đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhiều quốc gia, doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia đang thực hiện nhiều sự điều chỉnh lớn, tái cơ cấu và tái định vị chuỗi sản xuất.

Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việt Nam hướng đến phát triển một nền kinh tế bền vững dựa trên ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường; kiên quyết không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; đặt con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất cho mọi chính sách phát triển.

Các nhiệm vụ, giải pháp xuyên suốt của Việt Nam trong thời gian tới là: thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tiếp tục mở cửa nền kinh tế, chuyển sang thu hút FDI có chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ, năng lực sản xuất; đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, các dự án quan trọng, cấp thiết, có tính lan tỏa cao; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.

Tại các buổi tiếp xúc, các diễn đàn, Thủ tướng khẳng định quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất, với việc giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô; tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế pháp luật, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực; phát triển các chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí về logistics và chi phí hành chính; xây dựng môi trường - chính sách ổn định, có tính dự báo cao và thực thi minh bạch, tạo thuận lợi cho các lĩnh vực hợp tác mới.

Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án FDI thuộc các ngành, lĩnh vực như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển đổi số; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; các khu công nghiệp sinh thái gắn với đô thị thông minh, đô thị sinh thái, dịch vụ chất lượng cao tạo thành các hệ sinh thái công nghiệp - đô thị.

Về chuyển đổi xanh, Thủ tướng đề nghị các đối tác, doanh nghiệp, nhà đầu tư hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện thể chế vì mục tiêu tăng trưởng xanh; huy động, thu hút các nguồn tài chính xanh, phát hành trái phiếu xanh, các công cụ để hạn chế các hành vi sản xuất/tiêu dùng không thân thiện với môi trường…; nâng cao năng lực tiếp nhận, nghiên cứu và làm chủ công nghệ; kết nối, giới thiệu đối tác, thúc đẩy đầu tư trong kinh tế xanh, tuần hoàn; xây dựng ngành công nghiệp chuyển đổi năng lượng; nâng cao năng lực quản trị đối với cả khu vực công và khu vực tư nhân trong nước, hướng đến sự minh bạch, hiệu quả cao và phát triển bền vững.

Về chuyển đổi số, Thủ tướng đề nghị các đối tác, doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam, nhất là về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển hệ sinh thái công nghệ; tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao; nâng cao kỹ năng số; hỗ trợ quảng bá các nền tảng số Việt Nam tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và ra thị trường quốc tế; đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, qua đó, đóng góp vào quá trình xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số của Việt Nam.

Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước cũng như quốc tế đều bày tỏ hết sức tin tưởng vào sự ổn định và ngày càng cải thiện của môi trường kinh doanh của Việt Nam, khẳng định sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ, mở rộng đầu tư, kinh doanh lâu dài, bền vững tại Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số.

Hoàng Linh

Cùng chuyên mục

Ngân hàng vào mùa chia cổ tức “giấy”

Ngân hàng vào mùa chia cổ tức “giấy”

Cuối tháng 4 năm nay, TPHCM nóng vì nhiệt độ ngoài trời cao, nhưng trong hội trường đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng còn tỏ ra “nóng” hơn.
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

DNTH: Chiều 12/11, với 92,18% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
Việt Nam đón dòng dầu đầu tiên tại mỏ Cá Tầm

Việt Nam đón dòng dầu đầu tiên tại mỏ Cá Tầm

Ngày 25-1, Giàn khai thác CTC1-WHP thuộc mỏ Cá Tầm, Lô 09/3-12 đã cho dòng dầu đầu tiên với sản lượng ban đầu đạt 1.630 tấn/ngày-đêm.
Nhìn trước những khó khăn

Nhìn trước những khó khăn

Dịch bệnh với những tác động tiêu cực trên toàn cầu đang ảnh hưởng nặng nề tới phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia. Và, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng ước đạt 18,4 nghìn tỷ đồng

Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng ước đạt 18,4 nghìn tỷ đồng

Hoạt động thương mại dịch vụ 5 tháng đầu năm nay tăng khá, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Cùng với những kỳ nghỉ Lễ, hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng ước tính 18,4 nghìn tỷ đồng.
Cắt giảm gần 1.500 dự án để ưu tiên đầu tư các dự án cấp thiết hơn, hiệu quả hơn

Cắt giảm gần 1.500 dự án để ưu tiên đầu tư các dự án cấp thiết...

DNTH: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong hai ngày cuối tuần vừa qua, các bộ, cơ quan, địa phương đã rà soát, giảm 1.050 dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và sẽ tiếp tục rà soát để cắt giảm các dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả.
Ngân hàng chủ động miễn, giảm lãi, cơ cấu nợ với đối tượng thiệt hại do COVID-19

Ngân hàng chủ động miễn, giảm lãi, cơ cấu nợ với đối tượng...

Tinh thần chung tạo điều kiện thuận lợi nhất để các ngân hàng thương mại (NHTM) được chủ động tái cơ cấu các khoản nợ đến hạn đối với doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm sự hỗ trợ đến đúng địa chỉ các đối tượng bị thiệt hại do COVID-19. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến lúc này chưa điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2020.
Khách hàng cá nhân mong được giảm lãi vay

Khách hàng cá nhân mong được giảm lãi vay

Nhiều khách hàng cá nhân xin được hỗ trợ giảm lãi, giãn thời gian trả nợ trong khi lãnh đạo nhiều ngân hàng nhìn nhận không thể hỗ trợ tất cả mà phải xem xét, cân nhắc từng trường hợp.