Thứ ba, 26/09/2023, 02:25

[email protected]

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông nghiệp 4.0

Vườn hoa hồng công nghệ cao trên cao nguyên Langbiang

Trồng 0,5ha hoa hồng trong nhà kính công nghệ cao và có đầu ra ổn định, anh Lê Quang Toàn (27 tuổi) thu lãi ròng mỗi năm từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.

Vườn hoa hồng 0,5ha của gia đình anh Lê Quang Toàn nằm cạnh hồ Đan Kia (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). Khoảng 5 năm trước, nhận thấy cây hoa hồng có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế nên anh vay vốn gần 1 tỷ đồng để xây dựng nhà kính công nghệ cao để trồng.

Theo anh Toàn, vườn hồng của gia đình nằm gần chân núi Langbiang nên quanh năm có khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng. Vì vậy, cây phát triển tươi tốt, cho hoa đẹp và đều.

 
"Cứ 2 ngày tôi thu hoạch bông một lần và mỗi lần cắt khoảng 7.000 cành. Hoa cắt xong được mang về nhà chọn lựa để đóng vào thùng giấy rồi chuyển cho các đầu mối ở TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội tiêu thụ. Vì tôi làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua nên hoa bán có giá cao, thường thì cứ 3.000 đồng/cành", anh Toàn chia sẻ.
Hiện nay, gia đình anh Toàn đang trồng cùng lúc nhiều loại hồng như: đỏ nhung, vàng Hà Lan, cam viền, hồng sen... Hoa cho thu hoạch ổn định và anh Toàn ký kết được các hợp đồng tiêu thụ nên mỗi năm anh có lãi ròng từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Cũng như các loại cây trồng khác, người trồng hoa hồng cũng gặp những rủi ro nhất định do dịch bệnh và thời tiết. Chị Nguyễn Thị Hiền (vợ anh Toàn) thổ lộ, hoa của gia đình chị thường bị nấm vàng lá nên phải phun thuốc nhiều lần để phòng trừ. Ngoài ra, một lượng lớn cành bị chín bông (bông bị treo nụ, không nở được), hoặc bông mọc không đều nên phải loại bỏ.  
Chủ vườn hồng cho biết, 5 năm trước, anh mua giống hoa của một doanh nghiệp tại Đà Lạt và đưa về chăm sóc. Theo chu kỳ, một cây hồng được chăm sóc tốt sẽ phát triển và cho thu hoạch từ 6-10 năm. Anh Toàn chia sẻ kinh nghiệm: "Sau khi cắt bông, từ thân chính sẽ mọc lên nhiều mầm mới. Tuy nhiên, để cây đạt chất lượng thì chỉ nên giữ lại từ 1-2 mầm. Đến tháng 11, ở các gốc sẽ có những mầm mới mọc lên và người trồng có thể căn cứ vào sự khỏe mạnh của mầm để nuôi dưỡng, phát triển thành thân chính cho tương lai".  
Trong điều kiện nhà kính công nghệ cao, từ khi phát triển mầm mới đến khi hồng nở hoa là 45 ngày. Với vườn hồng 0,5ha, gia đình anh Toàn trồng hàng chục nghìn gốc nên việc thu hoạch diễn ra quanh năm.
Do điều kiện thời tiết ở vùng chân núi Langbiang mát mẻ nên mỗi tháng, chủ vườn chỉ tưới 1-2 lần. Để hoa phát triển tốt, gia đình anh Toàn sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để ngừa sâu bệnh. 
Hiện nay, gia đình anh Toàn cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động khác ở địa phương với mức tiền công ổn định.  
Theo anh Lê Quang Toàn, nhờ vườn hoa hồng mà gia đình anh có cuộc sống khấm khá. Thời gian tới, anh sẽ đầu tư vốn để mở rộng vườn, tiếp tục hướng đến canh tác các giống hoa có bản quyền để phục vụ thị trường nước ngoài.
Ở Lạc Dương, ngoài gia đình anh Toàn, nhiều hộ dân khác cũng trở nên giàu có nhờ trồng hoa hồng trong nhà kính công nghệ cao. 

Theo MINH HẬU

Báo Nông Nghiệp

Cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là cơ hội, chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu người nông dân

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là cơ hội, chìa khóa để hiện thực...

DNTH: Chiều nay (27/12), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội thảo trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số ngành NN&PTNT.
Ninh Bình đã có 20 vùng trồng được cấp mã số

Ninh Bình đã có 20 vùng trồng được cấp mã số

DNTH: Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua Ninh Bình đã tập trung đẩy mạnh rà soát, cấp, quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn. Kết quả, đến ngày 31/12, toàn tỉnh đã có 20 vùng trồng được cấp mã số với tổng diện tích là gần 700 ha.
THADI hợp tác với ĐH Đông Á đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

THADI hợp tác với ĐH Đông Á đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực nông...

Sáng 15/5, Công ty CP sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp Đông Dương (THADI) và Đại học Đông Á (Đà Nẵng) vừa ký hợp tác về nghiên cứu, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực nhiều ngành nghề.
Ngư dân Việt tự tin với công nghệ Na Uy

Ngư dân Việt tự tin với công nghệ Na Uy

Chịu bao mất mát trong những lần đổi thay của thời tiết, những bão tố và cuồng phong nhưng hàng vạn ngư dân lâu đời ven biển miền Trung vẫn bám trụ với nghề đi biển, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên biển với hy vọng cuộc sống khấm khá hơn, sản lượng nuôi trồng ổn định hơn.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp vùng DTTS: Vẫn còn nhiều khó khăn

Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp vùng DTTS: Vẫn còn nhiều...

Khoa học công nghệ (KHCN) luôn được coi là giải pháp then chốt, tạo đột phá về năng suất, chất lượng hàng nông sản và năng suất, hiệu quả lao động trong nông nghiệp. Nhờ sự mạnh dạn trong đầu tư nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất, đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo đà cho hàng hóa nông sản Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xu hướng nông nghiệp sạch

Xu hướng nông nghiệp sạch

Thực phẩm bẩn không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Một số xu hướng phát triển nông nghiệp sạch dưới đây, nếu được áp dụng tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe con người...
Xử lý khử trùng lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

Xử lý khử trùng lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Nhật Bản yêu cầu Việt Nam xử lý quả vải bằng Methyl Bromide, hệ thống có khả năng làm sạch 100% các đối tượng dịch bệnh. Tất cả các khâu, trang thiết bị và kỹ năng vận hành của Việt Nam đều đã đáp ứng, thậm chí vượt yêu cầu của chuyên gia Nhật Bản vừa kiểm định.
Tây Ninh dành 2.000 ha phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Tây Ninh dành 2.000 ha phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch tỉnh Tây Ninh cho biết đang quy hoạch khu đất khoảng 2.000 ha để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đây là nơi thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tâm huyết và năng lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị.